Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kinh nghiệm học và thi sát hạch lái xe hạng B2 không bao giờ trượt

B2 là bằng lái đầu tiên cần chinh phục nếu muốn học thêm bằng hạng C, D, E, F hoặc FC. Do đó nhiều người người cảm thấy lo lắng, nhất là phái yếu. Ở bài viết này, Oto.com.vn xin chia sẻ tất cả kinh nghiệm của việc học và thi bằng lái xe B2 để các bạn tự tin hơn trước khi thực hiện phần thi sát hạch.

I. Chọn nơi đào tạo lái xe uy tín
Không nên tỏ ra đại khái trong việc chọn lựa trung tâm đào tạo lái xe. Để đảm bảo có kết quả thi tốt, cần chú ý đến hai yếu tố khi xem xét chọn nơi đào tạo lái xe:
+ Yếu tố thời gian: Hầu hết những người học lái xe đều còn bận công việc khác nên chọn nơi đào tạo có thời gian phù hợp với quỹ thời gian của bạn.
+ Yếu tố cơ sở hạ tầng: Cần đánh giá chất lượng sân bãi có đáp ứng cho việc thực hành không? Ngoài ra còn xét đến chất lượng xe tập, các trang thiết bị giảng dạy và thực hành… Bạn nên bỏ chút thời gian đến tận nơi khảo sát hoặc hỏi ý kiến của những học viên cũ của trung tâm đó để đánh giá chính xác.
II. Học và thi lý thuyết

Kinh nghiệm học và thi sát hạch lái xe hạng B2 không bao giờ trượt

Phần lý thuyết quyết định 50% kết quả thi của bạn. Bộ đề bao gồm 450 câu hỏi quả là khó nhằn đối với những người không có thời gian để học và nhớ. Vậy có cách nào cho chúng ta tự tin bước vào phòng thi với lượng kiến thức lớn như vậy?
Dưới đây là một số mẹo để bạn chinh phục bài thi lý thuyết lấy bằng B2:
1. Học mẹo
Đối với những người không có nhiều thời gian hoặc không tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết thì có thể tham khảo cách học theo mẹo. Bạn có thể search google và thấy một loạt bài mẹo giúp bạn hoàn thành bài thi lý thuyết bằng lái xe B2. Thực chất, đây là cách phân loại các câu hỏi có chung số đáp án vào một nhóm để người học dễ nhớ. Nhưng không phải câu hỏi nào áp dụng câu trả lời theo mẹo cũng đúng. Do đó, bạn không nên chủ quan và lệ thuộc vào phương pháp này.
2. Tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ
Nhằm có được kết quả tốt nhất trong bài thi của mình, bạn nên sử dụng một số phần mềm và điện thoại thông minh để thực hành các file chứa câu hỏi dựa theo các từ khóa có sẵn trong thư mục tài liệu bổ trợ kiến thức lý thuyết thi lái xe B2. Việc học theo phần mềm sẽ giúp bạn kiểm soát kiến thức còn mơ hồ, chưa chắc chắn, khắc phục những câu hỏi thường không nhớ chính xác.

Sử dụng điện thoại thông minh tải những ứng dụng giúp bạn nắm bắt nhanh các kiến thức thi bằng lái xe B2. Nhờ đó có thể luyện thi ở bất cứ nơi nào, thời gian nào bạn muốn. Điều cần lưu ý ở đây là lựa chọn ứng dụng nào phù hợp với bản thân, để bạn dễ tiếp thu, không khiến bạn cảm thấy bị nhàm chán.
3. Cần tỉnh táo trước các bẫy câu hỏi
Phần lý thuyết trong bài thi lấy bằng lái xe B2 không đơn giản là hỏi và trả lời, nó còn có một số bẫy khiến bạn chọn nhầm đáp án, ảnh hưởng đến thang điểm trong bài thi của bạn. Thế nên bạn cần chú ý tránh mắc bẫy ở các câu số: 013, 120, 231, 138, 158, 280, 293, 328, 373.
III. Học và thi thực hành
Muốn nắm chắc trong tay số điểm thực hành cao nhất, ngoài việc phải chuyên cần trong các buổi học, bạn có thể nhờ giáo viên của trung tâm đào tạo lái xe bổ trợ thêm sau khi kết thúc các buổi học thực hành. Tất nhiên là bạn phải chi thêm phí. Để san sẻ chi phí ngoài lề này, bạn có thể rủ một số bạn học chưa vững tay lái cùng ở lại để nhờ giáo viên bổ túc thêm.

Trước khi thực hiện bài thi trên sân sát hạch, bạn nên:
1. Kiểm tra kỹ khi được giao xe
Trước khi bắt đầu thi thực hành, hội đồng thi hoặc thanh tra thường kiểm tra một lượt những xe phục vụ công tác thi. Tuy nhiên, việc này cũng không thể ngăn chặn những sự cố đáng tiếc ập đến với bạn trong quá trình bạn thực hiện bài thi. Vì thế, để chắc chắn chiếc xe không làm bạn hỏng thi, bạn nên kiểm tra kỹ càng khi được giao xe
Nếu nhận thấy bất cứ trục trặc nào, bạn hãy báo cho hội đồng thi và yêu cầu đổi xe. Các bộ phận cần phải chú ý khi kiểm tra là: Lốp xe, lẫy điều khiển, gương chiếu hậu…
2. Kiểm tra xe lần nữa trước khi thực hiện phần thi
Trước khi cho xe lăn bánh để tính điểm vào bài thi, bạn kiểm tra lần cuối bộ phận côn phanh ga số, thử bật/tắt chìa khóa điện, xem đồng hồ xe hoạt động hiệu quả không. Sau khi nhận thấy mọi thứ đều ổn mới ký biên bản nhận xe.
3. Chỉnh lại ghế lái
Trước khi thực hiện bài thi, ghế lái cần được chỉnh lại cho phù hợp với khổ người của mình. Gương cũng là bộ phận cần được điều chỉnh để giúp bạn quan sát rõ lốp sau cũng như vạch kẻ đường.
4. Chỉnh gương giữa
Gương giữa phải thu được toàn bộ khung cảnh đằng sau xe để bạn dễ dàng quan sát khi ngồi trong khoang cabin. Hãy điều chỉnh gương để tạo ra góc nhìn rộng nhất.
5. Cài dây đai an toàn
Đừng bao giờ quên thắt dây an toàn. Việc này thường được làm trước khi bạn bắt đầu nổ máy. Lỗi không cài dây đai an toàn thường làm bạn bị trừ 5 điểm khi thực hiện bài thi.
6. Nhớ vị trí cần xi nhan

Một yếu tố giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi sa hình chính là xi nhan ở những vị trí cần thiết. Nhiều người hay bị trừ điểm ở những đoạn này. Việc nhớ các điểm cần bật đèn xi nhan sẽ giúp bạn chủ động hơn khi thực hiện phần thi của mình.
7. Một số lưu ý khi thực hiện xuất phát xe ngang dốc
“Xuất phát xe ngang dốc” dễ làm mất điểm và cũng tước đi cơ hội nhận bằng lái B2 của nhiều người. Vì thế, để tạo đà cho xe thực hiện phần thi này, ngay sau khi xe vượt qua vạch dành cho người đi bộ, bạn hãy tăng ga nhẹ do lúc này xe chỉ cách vạch dừng khoảng 10m. Tiếp đến, hãy cắt côn, rà phanh và thấy bánh xe trùng vạch mới đạp phanh để xe dừng hẳn. Lúc đó mới kéo hết phanh tay, nhả côn từ từ để vòng tua giảm còn 1000 vòng/phút.
Nếu nhận thấy tần suất rung ở đầu xe ngày một tăng, cảm giác như xe muốn chồm lên thì nhanh chóng rời chân phanh chuyển sang chân ga, sau đó nhả phanh tay, tăng thêm ga để điều khiển xe bò qua dốc. Nếu không may xe chết máy trên dốc, bạn nên nhanh chóng kép phanh tay, sau đó đạp côn, tắt mở lại khóa điện để nổ máy, sau đó thực hiện lại đề -pa.
8. Đối với phần thi lái xe qua vết bánh xe
Phần thi này tương đối khó, cần người thực hành tập trung cao độ.
9. Lưu ý khi lái xe qua đường hẹp vuông góc và đường vòng quanh co
Hai phần thì này bạn nên vận hành với tốc độ chậm. Khi cần thiết hãy đỡ nửa côn xe nhằm duy trì vận tốc thấp nhất có thể. Riêng ở phần thi này, điều cần nhớ là bám lưng và bánh xe sau không đè vạch.
10. Kinh nghiệm lùi chuồng

Khi điều khiển xe chạy song song và cách lề đường 40 cm thì giữ xe thắng lái, sau đó tiến từ từ. Bạn nên đánh hết lái sang bên phả khi tay gương lái ngang cùng vạch vàng gần bạn nhất của chuồng.
11. Kết thúc bài thi
Khi sắp kết thúc phần thi, bạn tuyệt đối không bám đuôi xe khác nhất là khi họ đã bắt đầu thực hiện phần thi. Do lúc này họ bắt đầu đánh xe qua vạch tính điểm nên nếu xe của bạn đè phải vạch thì sẽ làm thang điểm của bạn sụt giảm. Tốt nhất là nên giữ khoảng cách ít nhất là 15 km đối với xe đi phía trước.

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 1

Dân tộc Việt có một quá khứ đáng tự hào và trân trọng, các vị vua Hùng chính là “linh hồn” kiến tạo nên giai đoạn lịch sử quan trọng...

Vì sao bộ phim ‘Godfather’ lại quyến rũ cánh đàn ông đến thế?

Bốn thập niên sau ngày ra đời, “Godfather” (“Bố già”, 1974) vẫn được xem như một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại; vẫn đứng thứ hai trong...

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” trong nỗi niềm sâu thẳm của Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh nổi lên như một hiện tượng âm nhạc những năm cuối của thập niên 1960. Đã có thời gian khi còn là học trò, tôi thường viết lan...

Nha Trang cái nhìn hoài cổ

Có những thành phố, khi nhắc đến tên, người ta nghĩ ngay đến nét đặc biệt của nó. Ví dụ, khi nói tới Sài Gòn, ta nghĩ ngay đến hoặc...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa phát cuồng

Dù đã bị cấm hơn 20 năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở...

Về câu “Đất có lề, quê có thói”

Đi vào bất cứ vùng quê nào, điều cần quan tâm trước hết là tập tục, phép tắc ở nơi đó. Hiểu biết, tôn trọng luật tục, thói quen của...

Nhà cổ Tấn Ký – ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An

Không chỉ giữ được kiến trúc nguyên bản sau 200 năm, nội thất của Nhà cổ Tấn Ký còn quy tụ những món đồ cổ rất giá trị, gốm các...

Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế

Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn...

Hà Nội năm 1994 qua những bức ảnh sinh động đời thường

Những bức ảnh sinh động về ngày Tết Hà Nội năm 1994 (Giáp Tuất) do nhiếp ảnh gia Pháp Bruno Barbey thực hiện khiến nhiều người không khỏi bồi hồi....

Ảnh lễ cưới của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu

Bộ ảnh tư liệu dưới đây chụp đám cưới vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu được tổ chức tại Huế ngày 24.3.1934. Trong số báo ngày 31 tháng...

Quốc Ngữ Và Nỗ Lực “Thoát Hán” Của Các Vua Nhà Nguyễn

Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi...

Các kiểu đi xe máy ở Việt Nam

Giao thông ở Việt Nam luôn khiến khách du lịch hoảng sợ vì độ nguy hiểm và khó lường. Đây cũng là chủ đề được bàn luận nhiều trên các...

Exit mobile version