Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm sao để không bị nhầm "chân phanh và chân ga"?

Những vụ tai nạn liên hoàn liên tiếp xảy ra thời gian gần đây đều có cùng một nguyên nhân tài xế đạp nhầm chân phanh thành chân ga, khiến chiếc xe rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Đây là lỗi khá cơ bản và thường xuyên gặp dù với các lái xe kỳ cự. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề nguy hiểm này?
Những con xe ô tô hộp số tự động hiện nay được nhiều người chọn lựa, do chúng giúp bạn giảm khá nhiều thao tác điều khiển xe khi lưu thông. Tuy nhiên, sự thuận tiện đó lại có thể dễ dàng dẫn đến lỗi nguy hiểm đạp nhầm chân ga với chân phanh, kể cả với những người lái xe lâu năm gây ra nhiều hậu quả đang tiếc.
Một số vụ tai nạn với nguyên nhân “nhầm chân phanh và chân ga” có thể kể đến như vụ chiếc Audi A8L của ca sĩ Hồ Ngọc Hà do Lái xe Nguyễn Duy Tân (SN 1990 tại Nhà Bè, TP.HCM) cầm lái bất ngờ chồm lên lao vào đám đông, khiến 11 người (có trẻ em) bị thương tại sân bay Tân Sơn Nhất. Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vào ngày 22/10 tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), nữ tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền (26 tuổi, ở thị trấn Ea Đrăng) đã đạp nhần chân phanh thành chân ga. Và mới đây nhất chính là vụ chiếc Land Rover Discovery Sport đã đâm xuyên qua vòng xoay Dân Chủ tại Sài Gòn gây tai nạn liên hoàn với 4 chiếc xe máy, trước khi lao thẳng vào một đại lý bán xe máy Honda.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra 5 lưu ý khi điều khiển xe ô tô để hạn chế tình trạng nhầm chân phanh và chân ga, đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe và những người tham gia giao thông khác.

1. Chân không rời sàn

Khi điều khiển một chiếc xe ô tô với hộp số tự động AT, thì người lái xe cần chú ý điều chỉnh ghế lái và vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất, chân phanh và chân ga luôn nằm trong tầm đạp của chân,… Điều này sẽ giúp cho người lái có tư thế ngồi thoải mái và chân điều khiển phanh/ga linh hoạt không bị “cứng” khi xử lý tình huống.

Vị trí gót chân thẳng hàng với bàn đạp phanh và người lái xe chỉ xoay cổ chân để sử dụng bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh
Tiếp theo đó, lái xe cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân phải để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng nửa bàn chân phía trước xoay qua xoay lại giữa 2 bên chân phanh và chân ga. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng nhầm giữa chân phanh/ga và đặc biệt có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.

2. Rời chân ga – Rà chân phanh


Nhấc chân ra khỏi chân ga ngay lập tức chuyển sang chân phanh để tạo thói quen kiểm soát tốc độ của xe
Các lái xe nên giữ thói quen “rời chân ga – rà chân phanh”. Có nghĩa là ngay khi nhấc chân phải khỏi chân ga, thì ngay lập tức xoay chân phải sang chân phanh để hình thành thói quen luôn sẵn sàng phanh trong mọi tình huống. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm, vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.

3. Về số N hoặc P khi dừng đỗ xe


Tạo thói quen về số N hoặc số D khi dừng đỗ xe
Nhiều lái xe khi dừng/đỗ xe thường vẫn giữ nguyên hộp số ở D và đạp chân phanh. Tuy nhiên, chỉ cần một chút không chú ý, rất có thể các lái xe sao nhãng và buông chân phanh. Khi phát hiện ra thì nhiều lái xe lại trở nên “luống cuống”, tiếp tục đạp vào chân ga dẫn đến việc chiếc xe “rồ lên” và lao vào những người đi phía trước. Chính vì thế, trong những tình huống dừng đỗ xe, các lái xe nên chú ý về số N hoặc P để chiếc xe không bị lực kéo của động cơ đẩy về phía trước.

4. Tạo thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ


Kéo phanh tay khi dừng đỗ xe
Thói quen kéo phanh tay cũng rất cần thiết để hạn chế những vụ tai nạn do”nhầm chân phanh và chân ga”. Trong một số trường hợp được ghi nhận, nhiều lái xe khi dừng đỗ bất ngờ gặp “ảo giác” xe mình đang bị trôi về phía sau, do thấy xe 2 bên đang tiến về phía trước nên vội vàng đạp ga. Nhưng thực tế lại do “tính tương đối” khi bạn đứng im và các xe khác di chuyển sẽ dễ sinh ra nhầm lẫn rằng xe mình đang bị trôi.
Chính vì thế, việc kéo phanh tay cũng sẽ giúp các bạn chủ động hơn khi biết chắc chắn rằng không phải xe bị trôi, từ đó bình tĩnh hơn trong việc xử lý giữa chân phanh và chân ga.

5. Tập trung và bình tĩnh khi điều khiển ô tô


Cần sự tập trung và bình tĩnh trong khi lái và ngay cả khi đã dừng xe
Quan trọng nhất người lái xe ô tô chính là cần sự tập trung và bình tĩnh trong khi lái, ngay cả khi đã dừng xe. Sự tập trung sẽ giúp người lái xe luôn kiểm soát được bản thân cùng chân ga và chân phanh, giúp cho việc điều khiển chiếc xe nhuần nhuyễn, an toàn hơn. Bên cạnh đó, sự bình tĩnh sẽ giúp các lái xe không bị “cà cuống” rồi nhầm lẫn phanh và ga khi gặp tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông.
Chúc các bạn lái xe an toàn!

“Đồi thông hai mộ” ở Hồ Than Thở – Hồ Sương Mai và 2 câu chuyện tình bất diệt

Ngày nay, khi đưa du khách đến Đà Lạt tham quan danh thắng Đồi Thông Hai Mộ bên hồ Than Thở, thì các hướng dẫn viên du lịch sẽ kể...

Đằng sau 7 bức ảnh nổi tiếng nhất lịch sử

Nguồn gốc và câu chuyện đằng sau những bức ảnh huyền thoại này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Trong lịch sử có không ít bức ảnh đã trở...

Tục lệ ma chay cúng lễ của người Việt xưa

“Lệnh vua thua lệ làng” mỗi nơi sẽ có những phong tục,tập quán mang nét đặc trưng riêng. Sau đây là những tục lệ ma chay của người Việt. 1....

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh được nhiều người ngưỡng mộ với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình”. Đặc biệt, hai...

Xe kéo tay ở Hà Nội (1884-1950)

Xe kéo tay xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Đó là hai chiếc xe do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản về, một chiếc...

Một số quận huyện trên đất Lĩnh Nam thời Hán – Căn nguyên của một số ngộ nhận lịch sử

Những nghi ngờ về vị trí các quận huyện của Giao Châu đời Hán và Lục triều Hiện nay, dù muốn hay không thì người ta vẫn phải thừa nhận...

VÔ CẢM…

Sự vô cảm bầy đàn như mãnh thú Rình rập đời rừng rú xé lương tri Mang trái tim đong đếm riết chai lì Trong sâu thẳm vẫn hoang mang…...

Giai thoại về Ông Đỏ, Ông Đen

Tượng Ông Đỏ và Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn được người Chăm tạo tác từ thế kỷ 13. Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử...

Khổng Tước Tự Thuật

Người Việt Nam gọi dòng họ chúng tôi là Công hay Khổng Tước theo Hán- Việt. Người Anh gọi chúng tôi là Peacock cho cả nam lẫn nữ mặc dù Peacock chỉ các nam...

Nhập gia vấn húy là gì ?

Theo phép xã giao, trước khi đến thăm một gia đình cần tìm hiểu tên Huý của ông bà cha mẹ và bản thân tên người mình định đến thăm,...

Mấy cuộc quần chúng vận động ở xứ ta

Gần nay, trên hầu hết các báo, người ta đã dùng sai nghĩa chữ “quần chúng”. Quần chúng vốn nghĩa là một đám đông người, có trước mắt chúng ta,...

Ngập Ngừng – Từ thơ đến nhạc: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Từ lúc hình thành và phát triển, dòng nhạc vàng của Việt Nam có rất nhiều các ca khúc lấy cảm hứng từ các thi phẩm. Có nhiều trường hợp...

Exit mobile version