Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mẹo bài trí phòng ăn tăng sức khỏe cả nhà

Phòng ăn là nơi giữ lửa cho tổ ấm gia đình. Biết cách ứng dụng phong thủy để bài trí phòng ăn còn đem đến vận khí, tài lộc cho gia đình bạn.

Trong phong thủy học, phòng ăn thuộc hành Mộc. Mộc sinh Hỏa và khắc Thổ, bị Kim khắc và được Thủy sinh. Do đó khi thiết kế, sắp xếp và trang trí phòng ăn nên tránh hành Kim là hành xung khắc với Mộc và tăng hành Thủy là hành sinh ra Mộc.

Hướng và vị trí phòng ăn

Theo quan niệm phong thủy, phòng ăn không nên khiếm khuyết, có góc lồi ra hay lõm vào. Vì vậy, phòng ăn nên được thiết kế dạng hình vuông hay hình chữ nhật. Đồng thời, tuyệt đối tránh đặt dưới phòng vệ sinh của tầng trên, nếu không sẽ khiến cho vận tốt của phòng ăn và gia đình bị áp chế.

Phòng ăn nên ở vị trí gần trung tâm của ngôi nhà, vị trí hợp lý nhất là ở giữa phòng khách và nhà bếp. Không nên đặt bàn ăn bên cạnh cầu thang bởi rất dễ ảnh hưởng bởi bụi và luồng khí di chuyển lên xuống gây mất ổn định, thiếu vệ sinh. Hướng của phòng ăn trong nhà ở gia đình tốt nhất là hướng Nam, dưới ánh sáng đầy đủ của mặt trời để gia đạo mỗi ngày càng hưng vượng.

Màu sắc và ánh sáng

Màu sắc, ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc trang trí phòng ăn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bữa ăn. Về trang trí nội thất, phòng ăn nên dùng màu sắc tươi sáng, dịu nhẹ để trang hoàng. Những màu thuộc Thủy và Mộc như màu xanh nước biển, xanh lá cây, trắng… rất phù hợp với không gian ấm cúng này. Đặc biệt không sử dụng những gam màu nóng như đỏ, cam (thuộc Hỏa)… để sơn tường phòng ăn, khiến căn phòng thêm nóng bức, gây cảm giác khó chịu khi thưởng thức, ăn uống. Phòng ăn nên sử dụng ánh sáng gián tiếp, giữa bàn ăn nên có đèn thả, đèn chụp có ánh sáng rõ.

Bày trí đồ vật trong phòng ăn

Nên trang trí phòng ăn với nguồn âm dương được trung hòa, nếu âm nặng hơn sẽ không tốt cho vận khí của gia đình, nếu dương khí quá nặng sẽ khiến cho gia đình bất hòa. Không nên treo hình tổ tiên hoặc trưng bầy đồ vật cổ trong phòng ăn, vì những hình tượng và đồ vật này sẽ làm tăng thêm âm khí. Có thể dùng bình hoa để khiến phòng ăn thêm màu sắc tự nhiên, thúc đẩy thêm dưỡng khí và tài lộc cho gia đình. Nên treo các loại tranh hoa quả, thực phẩm tươi ngon trong phòng ăn. Quýt tượng trưng cho phú quý, đào tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ, lựu tượng trưng cho con cháu đầy nhà. Những hình tượng này vừa đem lại vận may cho gia đình, vừa giúp mọi người có cảm giác ngon miệng hơn lúc ăn uống. Đặc biệt, bí quyết để tăng tài lộc, sức khỏe cho gia đình là treo một chiếc gương lớn trong phòng ăn, giúp phản chiếu những thức ăn ngon trên bàn, tăng tài lộc lên gấp bội cho gia đình. Hoặc bạn có thể đặt những bức tượng Phúc – Lộc – Thọ tượng trưng cho sự giàu sang, sức khỏe và trường thọ cho mọi người trong gia đình.

Hình dáng và vị trí bàn ăn

Các loại bàn tròn, vuông, oval và hình chữ nhật thường được các gia đình lựa chọn đặt trong không gian phòng ăn nhà mình. Tuy nhiên, theo phong thủy, hình dáng của bàn ăn tốt nhất nên có hình tròn hoặc hình oval (hình bầu dục) tượng trưng cho gia nghiệp hưng thịnh, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình luôn hòa thuận, đoàn kết. Nếu dùng bàn ăn hình vuông hoặc hình chữ nhật, nên khéo léo che đi các góc nhọn hoặc tránh ngồi ở những góc nhọn khi ăn uống. Chất liệu của bàn ăn tốt nhất là bàn ăn làm bằng gỗ. Vì gỗ là hành mộc, đặc trưng nên phát huy trong phòng ăn. Bàn ăn không nên đặt quá gần bếp nấu, nơi dễ bị ám khói và mùi gia vị mắm muối, nên có thêm vách ngăn hoặc tủ kệ. Đồng thời không nên bố trí bàn ăn quá gần phòng khách vì sẽ rất bất tiện khi có khách đến chơi vào giờ cơm. Bạn có thể dùng tủ ly, bình phong, vách ngăn để phân chia khu vực bàn ăn và phòng khách.

Dấu tích khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Lĩnh Nam xưa

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc...

Địa danh “Thọ Xương” ở Huế

Về địa danh này, PTS. Võ Xuân Trang có viết bài “Về một câu ca dao xưa ở Huế” đăng trên Thế giới mới số 13, trang 53 - 54....

Người Tráng (Choang, Zhuang) và nguồn gốc Lạc Việt

Người Zhuang (tiếng Zhuang ouчcueŋь/Bouxcuengh phát âm là bou shung, Hán ngữ giản thể 壮族 phồn thể 壯族, phiên âm Zhuàngzú) là một tộc sống phần lớn ở vùng Tự...

Có hay không chuyện ông Bùi Viện sang Mỹ cầu viện?

Một trong những nguyên chân chính gây khó khăn cho người đọc sử trong việc tìm hiểu lịch sử nước nhà đó là tiếp cận được với tài liệu khả...

Trần Hưng Đạo và Trần Ích Tắc – hai nhân tài có số phận lịch sử trái ngược

Hai nhân vật được sử sách mô tả là những con người nổi tiếng tài năng, hào hoa phong nhã bậc nhất, sành sỏi và tinh tế trong cả văn...

Mối liên hệ giữa từ ngữ Chàm, Việt và Hán Việt

Ngôn ngữ Việt vốn ban đầu cũng đa âm tiết, như ngôn ngữ Chàm ngày nay. Theo thời gian, các từ đa âm tiết chuyển thành đơn âm tiết. Có...

Tiếng Việt Chữ và Nghĩa

Trên báo Việt Luận (Úc châu), số ra ngày thứ Sáu 28.8.1998, mục Tiếng Việt hải ngoại, có đăng bài ''Đọc lại một bài ca dao cũ'' của tác giả Nguyễn Hưng...

Tìm lại tác giả phù điêu chợ Bến Thành

Nằm ở trung tâm Sài Gòn, chợ Bến Thành đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người dân Sài Gòn, cũng như đối với du khách trong và ngoài...

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Tại sao gọi là tóc thề?

Các cô gái cô mái tóc thề trông thêm duyên dáng. Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Có những...

Tuổi thơ xưa vui như hôi cá ao làng

Ngày nào cũng thế, như đã thành thường lệ, nghe vợ dọa nạt hai đứa con nào là học rồi ép ăn trong vòng quay xô bồ của cuộc sống;...

Exit mobile version