Áo dài khăn đóng của Nam giới là quốc phục của người Việt chúng ta, đương nhiên quốc phục được mặc trong những dịp lễ cổ truyền. Do đó cần phải tìm hiểu và mặc cho đúng cách.

Trước tiên chúng tôi muốn nói về cái khăn đóng. Người xưa đàn ông để tóc dài rồi búi tóc cho gọn, ngày nay vẫn còn nhiều người tu ở Miền Tây, họ theo tôn giáo, nên búi tóc chớ không cắt tóc.

aodainam

Việc cắt tóc chỉ có từ khi người Âu sang nước ta, nói rõ hơn là từ khi người Pháp đô hộ chúng ta thì dần dần người Việt chúng ta bắt chước họ cắt tóc ngắn. Cho nên ngày xưa người đàn ông thường quấn khăn ở trên đầu cho tóc tai được gọn gàng.

Gọi là khăn vấn, nghĩa là người xưa dùng cái khăn vấn lên trên đầu, mỗi lần muốn có là phải vấn từ thứ lớp.
aodaikhanxep

Còn khăn đóng là người ta làm cái khăn như đóng sẵn trong khuôn, mỗi lần đội cứ lấy nó đội lên đầu, như ngày nay chúng ta đội nón.

Khăn đóng có nhiều loại, chẳng hạng như không có vải che bên trên, có loại có miếng vải che chừng bằng bàn tay, để che cái búi tóc, có loại có miếng vãi che ở trên kín hết, để không thấy tóc.

Khăn đóng có loại có 7 vòng, tượng trưng cho “thất phu” trong câu chữ “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Thất phu có nghĩa là dân thường, người không có chức phận trong xã hội.

Khăn đóng có loại có 5 vòng, tượng trưng cho đạo làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Ở vòng dưới cùng của cái khăn đóng có đính theo 3 chữ: Nhất, Nhân và Nhập. Chữ Nhất dành cho vua, chúa. Chúng ta nhìn kỷ, khăn đóng ca vua Khải Định, hoàng đế Bảo Đại đều có chữ nhất.
khandongvua

Tùy theo nhận định của từng cá nhân, có người dùng chữ Nhân (人), có người dùng chữ Nhập  (入), với ý nghĩa là tôn trọng đạo Nhân hoặc Nhập vào xã hội.
khandongnhannhap
Về màu sắc vải, người xưa quy định:

– Màu đỏ dùng cho thần linh

– Màu vàng để cho vua, chúa (hoàng tộc) dùng.

– Các màu khác dùng cho mọi người.

Tưởng cũng nên lưu ý, áo dài Nam, chiều dài tối đa là dưới gối một chút mà thôi, có người còn mặc trên gối một chút, không nên dài lê thê như của nữ giới.

Biết rõ như thế, chúng ta cần tôn trọng quốc phục của chúng ta, không nên ăn mặc như tài tử trên sân khấu, nhiều người già tổ chức mừng đại thọ, mặc chiếc áo dài đỏ, đội chiếc khăn đóng đỏ, nghĩ rằng mình theo truyền thống nước nhà, hóa ra bắt chước mấy anh đóng trò trên sân khấu, vô tình đã làm xấu quốc phục truyền thống của chúng ta.

Mong được nhiều người hiểu biết và tôn trọng, để gìn giữ bản sắc dân tộc chúng ta có hàng nghìn năm văn hiến. Mong thay!