Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

6 trận chiến đẫm máu nhất lịch sử chiến tranh thế giới

Trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh của nhân loại, có nhiều trận đánh đẫm máu với tỷ lệ tử thương cực kỳ cao. Thế nhưng, trận đánh hao tổn sinh mạng nhất không diễn ra vào hai cuộc Chiến tranh Thế giới hiện đại mà lại thuộc thời kỳ cổ đại.

6. Trận Antietam (Nội chiến Mỹ) – Tỷ lệ tử thương: 3,22%

Diễn ra vào ngày 17.9.1862, trận Antietam đứng thứ 4 về độ khốc liệt của Nội chiến Mỹ và là trận đánh một ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. Chỉ trong vòng 12 tiếng, khoảng 25% quân số của Liên bang miền Bắc (Union) và 31% quân của Liên minh miền Nam (Confederate) đã tử trận, tàn phế hoặc bị bắt giữ (thiệt hại ước tính hơn 10.000 người mỗi bên). Cũng trong trận này, 6 vị tướng cũng đã thiệt mạng – một con số khủng khiếp với các cấp chỉ huy.

Trận Antietam được đánh giá là thắng lợi chiến lược của Liên bang miền Bắc, dọn đường cho Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ (Emancipation Proclamation) vào 5 ngày sau đó. Theo Business Insider, nếu quân Liên minh miền Nam đợi thêm vài giờ, lợi thế của trận chiến sẽ nghiêng về phía họ, khiến cho Tổng thống Lincoln không đủ tự tin để đưa ra Tuyên ngôn. Khi ấy, miền Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các đồng minh ở châu Âu, dẫn tới thay đổi cục diện Nội chiến Mỹ.

5. Trận Gettysburg (Nội chiến Mỹ) – Tỷ lệ tử thương: 4,75%

Trận chiến kéo dài 3 ngày giữa tướng George G. Meade cùng với Binh đoàn Potomac (Liên bang miền Bắc) và tướng Robert E. Lee cùng với Binh đoàn bắc Virginia luôn được ghi nhận là điểm ngoặt của Nội chiến Mỹ khi đã cướp đi qua nhiều mạng sống.

Trận Gettysburg là trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Mỹ với thương vong từ 46.000 đến 51.000 người mỗi bên. Chỉ riêng trận đánh tranh giành ngọn đồi đá “Little Round Top” đã khiến 1.750 binh sĩ tử trận.

4. Trận Tuyurti (Chiến tranh Paraguay) – Tỷ lệ tử thương: 8,71%

Chiến tranh Paraguay, hay còn gọi là Chiến tranh Tam đồng minh, trở thành trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Mỹ Latinh khi Paraguay “gây sự” với những quốc gia láng giềng, khiến cho ba nước Brazil, Argentina và Uruguay quyết định thành lập liên minh chống lại nước này

Theo các tư liệu lịch sử, với nỗ lực đột kích vào doanh trai Tam đồng minh không thành, trận Tuyurti đã khiến Paraguay gần như mất toàn bộ lực lượng vũ trang. Kết thúc chiến tranh, Paraguay đã mất 70% tổng số nam giới của mình.

3. Trận Okinawa (Thế chiến II) – Tỷ lệ tử thương: 35,48%

Trận Okinawa là một trong những trận đánh cao điểm chính trong giai đoạn cuối của Thế chiến II, cướp đi mạng sống của tổng cộng 240.931 binh sĩ, trong đó cả cả những người dân đảo Okinawa bị ép phải tòng quân. Trong khi phía Mỹ có 14.009 người thiệt mạng và hơn 82.000 người bị thương, quân đội Nhật Bản cũng chịu thiệt hại không kém khi mất tới 80% lực lượng phòng thủ của mình.

Theo Business Insider, có hai lý do khiến cho Nhật Bản tử thương lớn như vậy. Một là do thành phần quân Nhật có nhiều dân thường của đảo Okinawa bị buộc phải tòng quân và chiến đấu. Họ phải đối đầu với những binh lính Mỹ thiện chiến, trải qua nhiều trận chiến ở khu vực Thái Bình Dương. Thứ hai là do các chỉ huy của quân Nhật đã không chịu đầu hàng mà quyết định tử thủ, gây khó khăn và cả kinh hãi cho lính Mỹ.

2. Trận Rừng Argonne (Thế chiến I) – Tỷ lệ tử thương: 39,48%

Trận Argonne là cuộc tiến công cuối cùng của phe Hiệp ước trong Thế chiến I, đồng thời cũng là trận đánh đẫm máu nhất của cuộc chiến. Vào ngày 26.9.1918 – ngày đầu tiên của trận đánh, chỉ trong ba giờ đầu tiên, quân Hiệp ước đã sử dụng số đạn dược nhiều hơn cả Nội chiến Mỹ!

Theo các số liệu, cả 2 bên đều chịu thiệt hại rất lớn: nước Đức mất 28.000 binh sĩ, nước Mỹ mất 26.277 binh sĩ. Cá biệt, nước Pháp mất tới 70.000 người trong trận đánh này.

1. Trận Cannae (Chiến tranh Punic lần 2) – Tỷ lệ tử thương: 53,42%

Trong trận Cannae, quân đội Carthage dưới sự chỉ huy của Hannibal Barca đã ghi danh vào lịch sử khi đánh bại quân đội La Mã có quân số đông gấp đôi. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, chiến thuật “đánh thọc sườn” được ghi nhận.

Theo nhà học giả cổ đại Polybius, trong tổng số 86.400 binh sĩ La Mã tham gia trận đánh, chỉ có 770 sống sót!. Trong khi đó, quân Carthage chỉ mất có 5.700 trên tổng số 50.000 binh sĩ và 200 trên tổng tố 10.000 kỵ binh.

Tàu thuyền Trung Quốc dưới thời Gia Tĩnh triều Minh

Một tác phẩm của Trung Quốc tuy xa lạ đối với người Việt Nam, nhưng nếu nghe qua tên tác gỉả thì hầu như ai cũng biết. Tác phẩm có...

Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì?

"Ruộng hương hoả " là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời...

Ỷ Lan Phu Nhân và vĩ nghiệp trong lịch sử

Văn chương bình dân Việt Nam thường hay phản ánh đường nét hiện thực của một xã hội tổ chức trên nền tảng lao động lồng trong khung cảnh của...

Xây dựng lối sống làng xã qua hương ước xưa

Hương ước, lệ làng là những di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ...

Thử viết lại cổ sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con...

Thi ân được phúc báo

Cổ ngữ nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý nói đạo trời không phân biệt người thân thích, đối xử công bằng với chúng sinh, nhưng làm việc thiện...

Những tình tiết ly kỳ về kẻ ám sát tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

1,5 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln (1809-1865) bị mưu sát, cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong...

Khoa cử ở Việt Nam

Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người: quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật...

60 tấm ảnh màu thể hiện sự phồn hoa của Sài Gòn thập niên 1960-1970

Sài Gòn có một thời là chốn phồn hoa đô hội, sôi động bậc nhất của khu vực. Những hình ảnh về Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông của...

Hình ảnh quý giá về thành phố Hà Nội năm 1939

Các công trình kiến trúc tiêu biểu, chân dung con ngườicùng hơi thở cuộc sống của mảnh đất Hà thành năm 1939 đã được tái hiện chân thực trong loạt...

Nên xử thế nào?

Thầy Mạnh Tử hỏi vua Tuyên Vương nước Tề rằng: Giả sử có người bầy tôi nhà vua, đem y thực của vợ con ký thác cho người bạn thân,...

Thi hào Rabindranath Tagore viếng Saigon 1929

Năm 1929, một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa chính trị Saigon lúc bấy giờ là thi hào của Ấn Độ Rabindranath Tagore viếng Saigon trong...

Exit mobile version