Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chúng ta đã tàn phá thiên nhiên thế nào?

Đại dương và các sinh vật biển đang phải hứng chịu nhiều tổn thương do sự tàn phá quá mức của con người. Đại dương chiếm khoảng 71% bề mặt Trái Đất và nó đang dần biến thành bãi rác khổng lồ của con người. Không chỉ vậy, các hoạt động du lịch, săn bắt, khai thác quá mức cũng tiếp tay làm giảm số lượng sinh vật biển và đẩy chúng gần hơn đến bờ vực tuyệt chủng.

Rất có khả năn chỉ vài năm nữa, đại dương sẽ không còn xanh ngắt và những loài sinh vật biển chúng ta từng thấy sẽ chỉ còn là cái tên nằm trong những cuốn sách mà thôi.

Sự cố tràn dầu

Theo thống kê của Tổ chức Hiệp hội các chủ tàu dầu thế giới ITOPF, các sự cố tràn dầu đã giảm mạnh trong 10 năm qua. Thập niên 1970, ước tính có khoảng 78,8 vụ tràn dầu mỗi năm, còn trong thập niên 2010, mỗi năm diễn ra khoảng 6,2 vụ. Tuy nhiên, số lượng dầu tràn ra đại dương vẫn còn rất lớn với con số khoảng 164.000 tấn.

Bên cạnh ô nhiễm, các sự cố tràn dầu còn gây nguy hiểm cho các sinh vật biển. Dầu dính vào lông làm chúng giảm thân nhiệt, giảm khả năng bay, khả năng nổi trên mặt nước, khó chạy trốn khỏi những con thú săn mồi. Chúng cũng dễ bị ngộ độc và tổn thương nội tạng nếu nuốt dầu vào bụng.

Hình ảnh chú rùa bị nhiễm dầu
350 chú chim cánh cụt được cứu sống sau vụ tràn 120 tấn dầu ở cảng Cape Town năm 2015.
Bãi biển dính dầu

Ô nhiễm rác thải nhựa

Mỗi năm, đại dương phải hứng chịu 8 triệu tấn rác thải nhựa của con người như ống hút, túi ni lông, chai nhựa, cốc nhựa, v.v… Ô nhiễm rác thải đe dọa đến các sinh vật biển, môi trường sống của nhiều loài động vật và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Một chú hải cẩu bên chiếc chai nhựa
Chú cá ngựa quấn quanh bông ngoáy tai

Mối đe dọa từ các ngư cụ

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, mỗi năm có khoảng 640.000 tấn ngư cụ (dây thừng, bẫy, lưới đánh cá, thiết bị câu cá,…) gây ô nhiễm đại dương. Đây cũng là nguyên ngân khiến nhiều sinh vật biển tử vong do nuốt phải ngư cụ, lưới mắc vào răng, nuốt phải lưỡi câu, v.v…

Lưới đánh cá mắc vào rạn san hô ở Thái Bình Dương.
Một chú rùa biển ở Ấn Độ qua đời do cổ vướng phải dụng cụ đánh bắt cá.
Một chú chim bị chết do lưỡi câu mắc vào họng

San hô bạc màu

Các rạn san hô được ví như những khu rừng dưới đại dương. Chúng là nơi ở của khoảng 25% sinh vật biển.

Những rạn san hô khi chưa bạc màu

Trái Đất nóng lên khiến nhiệt độ nước biển tăng theo, ảnh hưởng đến sự sống của zooxanthellae – một loài tảo cộng sinh với san hô. Hậu quả là các rạn san hô bị mất lớp sắc tố, hay còn gọi là san hô bạc màu hoặc tẩy trắng rạn san hô. Hiện tượng này kéo dài khiến các rạn san hô biến mất và đe dọa đến sự sống của nhiều sinh vật biển.

Một số nguyên nhân khác đẩy các rạn san hô đến bờ tuyệt chủng như axit hóa đại dương, khai thác san hô quá mức, các hoạt động đánh bắt cá, du lịch, ô nhiễm đại dương, v.v…

Hiện tượng bạc màu khiến các rạn san hô trông như bãi xương trắng

Sự biến mất của rừng tảo bẹ

Cũng giống như các rạn san hô, rừng tảo bẹ dưới nước là môi trường sống của hơn 800 loài sinh vật biển và có giá trị lớn đối với hệ sinh thái. Bên cạnh đó, tảo biển còn đóng vai trò làm giảm tác động của biến đổi khí hậu do chúng hấp thụ khí CO2 trong quá trình quang hợp. Tuy nhiên, rừng tảo bẹ cũng đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm và biến mất hàng loạt.

Một trong những lý do dẫn đến việc rừng tảo bẹ biến mất là nạn săn bắt rái cá của con người. Nhím biển ăn tảo bẹ, còn rái cá ăn nhím biển. Những khu vực nhiều rái cá thì tảo bẹ cũng được bảo vệ khỏi nhím biển và có khả năng phát triển. Khi nạn săn bắt rái cá tăng lên, tảo bẹ sẽ mất đi đồng minh trong cuộc chiến chống lại sự tàn phá của nhím biển.

Những cánh rừng rảo bẹ này đang dần biến mất
Tảo bẹ trôi dạt vào bãi biển

Tàu chở hàng đâm phải cá voi

Tàu chở hàng là mối đe dọa lớn của loài cá voi. Những vụ tai nạn do đâm phải tàu chở hàng khiến chúng bị gãy lưng, chảy máu bên trong, vỡ nội tạng dẫn đến tử vong. Theo tờ Washington Post, trong 10 năm vừa qua, ít nhất 60 cá voi lừng gù chết do bị tàu chở hàng đâm phải ở bờ Tây nước Mỹ. Tình trạng này càng khiến nhiều loài cá voi đến gần hơn với nguy cơ tuyệt chủng.

Chú cá voi Blade Runner sống sót sau khi bị chân vịt tàu thủy chém phải
Xác một chú cá voi bị tàu chở hàng đâm phải trôi dạt vào bờ biển ở Bolinas, California

Hiện tượng băng tan

Trái Đất nóng lên dẫn đến hiện tượng băng tan, từ đó gây khó khăn cho việc kiếm ăn của gấu Bắc cực.

Năm 2018, những người dân của một ngôi làng phía bắc nước Nga phát hiện một vài chú gấu Bắc cực chết đói đột nhập vào nhà dân và lục các bãi rác để tìm thức ăn. Đây quả thực là một cảnh tượng thương tâm và réo lên hồi chuông báo động con người cần ngăn chặn hiện tượng băng tan nếu không muốn loài gấu Bắc cực chính thức tuyệt chủng.

Những chú gấu tìm thức ăn trong một bãi rác

Chuyện phá án ly kỳ của các “Bao Công” trong lịch sử Việt Nam

Thời xa xưa, khi khoa học hình sự chưa ra đời, để phá án, cha ông ta phát minh ra những cách được xem là “độc chiêu” khi ấy. Nội...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P4: Chiêm Thành quy thuận, Cao Miên dâng đất

Năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Tần mất. Nguyễn Phúc Thái lên ngôi, thời kỳ này lãnh thổ Đàng Trong không có gì thay đổi. Năm 1691, Nguyễn Phúc Chu lên...

Chợ Cần Thơ – khu chợ cổ nổi tiếng miền Tây Nam Bộ

Được xây dựng khoảng năm 1915, cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây, chợ Cần Thơ từng là một trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất...

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Phận Gái Thuyền Quyên” Của Nhạc Sĩ Giao Tiên Và Nguyên Thảo

Từ nay thôi đành duyên mình lỡ đôi Dù vương vấn mãi cũng thế mà thôi Khi xưa thầm nói yêu nhau Bao nhiêu mộng thắm ban đầu Thôi xin...

Cam Ranh – Vịnh biển chiến lược đặc biệt của Việt Nam

Bên cạnh vị trí chiến lược về quân sự và hàng hải quốc tế, vịnh Cam Ranh còn có tiềm năng trở thành một khu du lịch biển tầm cỡ...

Cuộc sống ở nông thôn Nam Bộ một thế kỷ trước qua tranh màu của Pháp

Người nông dân chăm sóc ruộng rau, thiếu niên chăn trâu, cụ ông thư giãn trên tấm phản… là loạt tranh màu được in trong cuốn sách của Pháp: “Chuyên...

Lịch sử đế chế La Mã

Lịch sử La Mã bắt đầu từ 1 ngôi làng nhỏ (có sách nói là gồm 7 ngọn đồi) ở trung tâm Italy, sau đó phát triển thành thủ phủ,...

Sự hưng thịnh và suy vong của đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Vào đầu thế...

Từ “kỵ húy” của người Nam bộ

Xưa nay, ở vùng đất miền Trung trở về trong hay xuất hiện những từ “kỵ húy” trong lời ăn tiếng nói hàng ngày mà ít người để ý đến....

Người Minh Hương ở Sài Gòn

Thiên phục khả phong (Hoành phi trong đình Minh hương Gia Thạnh) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ...

Thành ngữ “Cá châu chim lồng”

Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do. Chuyện kể: Ngày xưa, có một nhà giàu nọ rất chơi thích chơi chim cảnh. Người...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 8/9 – Các nhơn vật Hoa kiều

NHỮNG NHƠN VẬT TRUNG HOA ĐẶC SẮC NHỨT TỪ BUỔI TÂY SANG NAM VIỆT Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Exit mobile version