Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khí phách của Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là người có công sáng lập ra triều Trần, được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Đại Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự…

Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm (1226 – 1264). Sử chép: “Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua”.

Ông cũng là nhân vật chịu nhiều tai tiếng, bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Nhưng khi chép về việc “Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý” trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, sử gia Ngô Sĩ Liên cũng chú trong ngoặc đơn là “việc này chưa chắc đã có thực”.

Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) ở làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên ông vốn nối đời làm nghề đánh cá, đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ và nguyên tổ Trần Lý của nhà Trần thì họ Trần trở nên giàu có, người ở quanh vùng quy phụ. Nhất là từ khi Trần Lý có người con gái là Trần Thị Dung lấy Hoàng Thái tử Sảm (sau là vua Lý Huệ Tông) thì thanh thế càng lớn. Trần Thủ Độ cùng với những người con ưu tú khác của họ Trần sớm tham gia lập các đội hương binh đi đánh dẹp các thế lực cát cứ khác, lúc đầu nhằm khôi phục cơ nghiệp cho nhà Lý. Năm 1224, ông được nhà Lý phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, quản lý các đạo quân bảo vệ kinh thành. “Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn”.

Là người có bản lĩnh và cá tính khác thường, Trần Thủ Độ xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình, ít chịu để cho tình cảm sai khiến. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Thủ Độ gắn liền với nghiệp đế của họ Trần. Hiệu quả lịch sử của những việc mà ông làm là đã đưa nước nhà qua khỏi cuộc suy vong cuối triều Lý và khởi dựng nên thời đại Đông A rực rỡ với những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm và những thành tựu xây dựng đất nước.

Tượng hổ của lăng Thái sư Trần Thủ Độ. https://drive.google.com/uc?export=view&id=

Ông là đạo diễn cuộc chính biến tháng Chạp năm Ất Dậu (tức tháng 1-1226), đưa Trần Cảnh lên ngôi thay Lý Chiêu Hoàng. Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, Trần Thủ Độ tỏ ra là một nhà chính trị sáng suốt, khôn khéo.

Ngay sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ nắm giữ mọi việc cai trị thiên hạ. Năm sau lại phong Trần Thủ Độ làm Thái sư giữ tất cả việc hành quân, đánh dẹp trong nước.

Ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi và tận tụy chăm lo việc nước. Phàm công việc gì làm cho đế nghiệp Đông A vững mạnh, ông đều cương quyết làm bằng được. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử còn chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. “Thủ Độ tuy làm tể tướng mà phàm công việc, không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp, giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất”.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ, Trần Thủ Độ có vai trò hết sức quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tỵ (tức tháng 1-1258), quân Mông Cổ sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đã tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh, quân Đại Việt bị đánh lui, vua Thái Tông phải bỏ Thăng Long rút xuống phía nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến hỏi thì Thái sư Trần Thủ Độ trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, câu trả lời đanh thép ấy của ông đã giữ vững được tinh thần dám đánh và quyết thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu ngày 29-1-1258, buộc địch phải rút chạy về nước.

Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.

Nỗi oan của bản quốc ca triều Nguyễn

Bài quốc ca An nam chính thức có tên là “Đăng đàn” – (Hymne National Annamite), được sử dụng vào thời Bảo Đại (1925 – 1945). Dưới thời Khải Định...

Nữ minh tinh Jane Fonda ở Hà Nội năm 1972

Tháng 7/1972, khi không quân Mỹ mở chiến dịch ném bom dữ dội vào Hà Nội bằng máy bay B-52, ngôi sao điện ảnh Mỹ Jane Fonda đã ghé thăm...

Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi...

Những cuộc tàn phá và thảm sát của nhà Tây Sơn

Sự thất bại của quân Tây Sơn trước nhà Nguyễn thường được cho là vì cái chết của vua Quang Trung. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, tại sao Nguyễn...

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 – Phần 1

Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ, sửa xe đạp trên đường tàu… là những hình lạ về Đà Nẵng năm 1991 – 1992 của nhiếp ảnh...

Quê hương ngày trở lại – Kỳ 2 – Côn Đảo

Từ Sài Gòn, chúng tôi lấy máy bay ra Côn Đảo. Chiếc máy bay nhỏ chở đầy hành khách, không một chỗ hở. Mọi người cười nói ồn ào, dường...

Nguồn gốc của địa danh Cochinchine

Chuyện Đông chuyện Tây trên một kỳ Kiến thức ngày nay có giải thích về nguồn gốc của địa danh “Cochinchine” nhưng không thấy ông An Chi đề cập gì...

Saigon Xưa và những tên đường

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 11

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Tản mạn về phở Sài Gòn

Phở là một đặc sản của miền Bắc, người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1951-1952, cùng một thời gian với hai...

Tỳ Kheo nghĩa là gì?

Trên Kiến thức ngày nay, số 236, ông có nói về hai tiếng “tì khưu”. Tôi có đọc cuốn Tầm-nguyên từ điển của Lê Ngọc Trụ (1993) thì sách này...

Công cụ di chuyển của người Việt ngày trước

Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do...

Exit mobile version