Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Việt nghèo nhưng vô cùng lãng phí

Có những sự thật nhức nhối mà chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận, trong đó đặc biệt đáng quan tâm là vấn đề lãng phí chất xám và các nguồn lực của xã hội.

Lãng phí chất xám

Lãng phí chất xám là vấn đề thực sự nghiêm trọng và đang diễn ra ở mọi nơi dưới rất nhiều hình thức, trong đó tập trung cao ở các cơ quan nhà nước. Đây là nơi người có tài năng không được sử dụng, thậm chí có thể bị bạc đãi nếu có ý kiến khác biệt với lãnh đạo; công tác khen thưởng cán bộ hằng năm không chú trọng đúng mức về chuyên môn, khiến những ai có năng lực và đóng góp hiệu quả về chuyên môn nhưng không đầu tư vào những việc khác (quan hệ quần chúng, hoạt động đoàn thể, phong trào) sẽ rất dễ bị đánh giá thấp.

Trong một hệ thống như vậy thì chất xám chắc chắn không dược nuôi dưỡng, người tài phải ra ngoài làm cho cơ quan tư nhân hoặc nước ngoài nếu không muốn bị thui chột hoặc thậm chí bị… đì. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp, những người đi du học bằng học bổng nhà nước hoặc do cơ quan nhà nước tài trợ cử đi đa số không muốn trở về làm cho Nhà nước. Du học sinh đi bằng con đường tự túc lại càng dễ có ý định ở lại chứ không muốn về nước. Đây là một khuynh hướng ngày càng tăng và đáng lo ngại.

Mặt khác, do không thực sự sử dụng hiệu quả tài năng nên các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng nhân sự không chú trọng đến năng lực thực chất mà chỉ chú trọng tấm bằng và điểm số, gây ra tình trạng lạm phát bằng cấp, chạy điểm, mua thầy, tất cả chỉ để cho có một hồ sơ học bạ đẹp để nộp khi xin việc. Đây là một trong những tác nhân quan trọng khiến công tác đào tạo, giáo dục ngày càng thiếu tính thực chất, xa rời thực tiễn.

Ở chiều ngược lại, chất lượng giáo dục yếu kém sẽ tiếp tục gây lãng phí chất xám cho những thế hệ tiếp theo, khiến người học lãng phí nhiều thời gian quý báu mà không được đào tạo đúng mực để đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội. Hậu quả là tình trạng người người đổ xô đi học nước ngoài hoặc ít ra là các chương trình liên kết với nước ngoài ở trong nước, để rồi nếu không may mắn thì gặp phải những trường kém chất lượng khiến tiền mất tật mang, vừa làm lãng phí chất xám bản thân, vừa gây hao hụt nguồn ngoại tệ mà đất nước đang rất cần để phát triển.

Lãng phí của cải

Có nhiều thí dụ về tình trạng này ở Việt Nam, tôi chỉ nêu hai trường hợp cụ thể mà tôi biết rõ nhất. Thí dụ thứ nhất là từ những năm 2000 khi phần mềm Blackboard, một hệ thống quản lý học tập trực tuyến, mới ra đời và được bán với giá cắt cổ khiến ngay cả các trường đại học của Mỹ cũng ngần ngại không dám mua, thì một trường đại học ở TP. HCM (xin không nêu tên) bằng nguồn vốn vay cho giáo dục đại học của Ngân hàng Thế giới đã mạnh dạn mua về rồi để đó không dùng vì quá phức tạp, sau đó phải vứt bỏ. Trong khi đó, chỉ vài năm sau người ta đã có thể mua phiên bản cập nhật hơn của cùng một hệ thống ấy với mức giảm giá rất nhiều lần.

Ví dụ thứ hai cùng xảy ra trong thời kỳ trên là việc xây dựng một số thư viện to đẹp, hiện đại ở một số trường, trong đó thiết kế và lắp đặt máy lạnh đầy đủ, nhiều sách vở được mua, tất cả cũng đều bằng tiền vay từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới cho giáo dục đại học. Nhưng cuối cùng khi hết tiền của dự án thì thư viện bị đóng cửa hoặc được sử dụng rất hạn chế, do… không có tiền để trả tiền điện, mà phòng thiết kế quá kín để dùng máy lạnh nên khi không mở máy lạnh sẽ bí và nóng! Người ta mua cho các thư viện này những cơ sở dữ liệu bài báo khoa học rất tốn kém (các trường đều mua chứ không chịu dùng chung), nhưng người biết tiếng Anh và đủ trình độ để đọc thì rất hiếm nên cuối cùng …không mấy ai sử dụng.

Từ những vấn đề tồn tại phổ biến như trên, chúng ta có thể thấy rằng thay vì tiếp tục theo đuổi những mục tiêu ảo tưởng, như đưa giáo dục đại học Việt Nam lọt vào top này hay top kia, Việt Nam cần phát triển nền giáo dục đại học của mình thật vững chắc bằng cách tập trung đáp ứng các nhu cầu thiết thực nội tại của xã hội và nền kinh tế. Đó là: một nền giáo dục tử tế ở trình độ sau trung học (gồm cả dạy nghề, cao đẳng, và đại học); hạn chế bớt các chương trình sau đại học kém chất lượng; quan tâm đến chất lượng đầu ra sao cho đáp ứng thị trường lao động, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội v.v. Nếu không làm vậy thì nền giáo dục Việt Nam sẽ không thể đứng vững qua cơn khủng hoảng hiện nay, và càng không thể cất cánh.

Quê hương ngày trở lại – Kỳ 2 – Côn Đảo

Từ Sài Gòn, chúng tôi lấy máy bay ra Côn Đảo. Chiếc máy bay nhỏ chở đầy hành khách, không một chỗ hở. Mọi người cười nói ồn ào, dường...

Vì sao tướng Mỹ là người rời Afghanistan sau cùng

Tướng Donahue là người cuối cùng lên vận tải cơ C-17 rời Afghanistan, do lục quân Mỹ quy định chỉ huy phải là quân nhân cuối cùng rời chiến trường....

Làm Người

1. Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt...

Sự thật kinh hoàng về tục hiến tế người thời xưa

Hiến tế con người là việc làm rùng rợn, đẫm máu mà nhiều nền văn minh cổ xưa thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, những...

“Búa” trong “chợ búa; “Hóc” trong “hóc búa” nghĩa là gì?

Tại sao lại nói “chợ búa”? Có lẽ nào “chợ búa lại là chợ bán búa (để đóng đinh) giống như “chợ cá” là “chợ bán cá”, “chợ vải” là...

Khoa cử ở Việt Nam

Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người: quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật...

Nguồn gốc nghệ thuật hát Chèo Việt Nam

Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch chủng như: múa rối, tuồng, chèo; mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ thuật...

Liệt kê những rạp xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Trước 1975, tại Sài Gòn có khoảng hơn 60 rạp hát lớn nhỏ. Thời ấy, người Sài Gòn giải trí chủ yếu là xem xi nê (hay còn gọi là...

Điều cần biết về thuật ngữ Giao hưởng (Symphony) trong nhạc cổ điển

Thuật ngữ “giao hưởng” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cùng nhau phát ra âm thanh”. Ý nghĩa này của thuật ngữ “giao hưởng” đã trải qua...

Kiến trúc thành lũy thời nhà Nguyễn

Đặc trưng rõ nét của các thành thời Nguyễn, đặc biệt là thành ngoài (phòng thành), là kiểu kiến trúc phòng thủ Vauban2. Ở Việt Nam, thành đầu tiên được...

Từ Collège de Mytho đến trường trung học Nguyễn Đình Chiểu

Ngay sau khi chiếm xong Gia Định, đô đốc Charner đã ký nghị định ngày 8 tháng 5 năm 1861 thành lập Trường thông ngôn Collège annamite-français d’Adran để dạy...

Chữ Việt gốc Pháp trong ăn uống

Người Tàu âm chữ France tức nước Pháp ra 3 phần: F, ran, ce. Như đã nói, trong ngôn ngữ Tàu không có âm “R”, và họ dùng âm “L”...

Exit mobile version