Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quốc Phục Nam Của Người Việt

Áo dài khăn đóng của Nam giới là quốc phục của người Việt chúng ta, đương nhiên quốc phục được mặc trong những dịp lễ cổ truyền. Do đó cần phải tìm hiểu và mặc cho đúng cách.

Trước tiên chúng tôi muốn nói về cái khăn đóng. Người xưa đàn ông để tóc dài rồi búi tóc cho gọn, ngày nay vẫn còn nhiều người tu ở Miền Tây, họ theo tôn giáo, nên búi tóc chớ không cắt tóc.

Việc cắt tóc chỉ có từ khi người Âu sang nước ta, nói rõ hơn là từ khi người Pháp đô hộ chúng ta thì dần dần người Việt chúng ta bắt chước họ cắt tóc ngắn. Cho nên ngày xưa người đàn ông thường quấn khăn ở trên đầu cho tóc tai được gọn gàng.

Gọi là khăn vấn, nghĩa là người xưa dùng cái khăn vấn lên trên đầu, mỗi lần muốn có là phải vấn từ thứ lớp.

Còn khăn đóng là người ta làm cái khăn như đóng sẵn trong khuôn, mỗi lần đội cứ lấy nó đội lên đầu, như ngày nay chúng ta đội nón.

Khăn đóng có nhiều loại, chẳng hạng như không có vải che bên trên, có loại có miếng vải che chừng bằng bàn tay, để che cái búi tóc, có loại có miếng vãi che ở trên kín hết, để không thấy tóc.

Khăn đóng có loại có 7 vòng, tượng trưng cho “thất phu” trong câu chữ “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Thất phu có nghĩa là dân thường, người không có chức phận trong xã hội.

Khăn đóng có loại có 5 vòng, tượng trưng cho đạo làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Ở vòng dưới cùng của cái khăn đóng có đính theo 3 chữ: Nhất, Nhân và Nhập. Chữ Nhất dành cho vua, chúa. Chúng ta nhìn kỷ, khăn đóng ca vua Khải Định, hoàng đế Bảo Đại đều có chữ nhất.

Tùy theo nhận định của từng cá nhân, có người dùng chữ Nhân (人), có người dùng chữ Nhập  (入), với ý nghĩa là tôn trọng đạo Nhân hoặc Nhập vào xã hội.

Về màu sắc vải, người xưa quy định:

– Màu đỏ dùng cho thần linh

– Màu vàng để cho vua, chúa (hoàng tộc) dùng.

– Các màu khác dùng cho mọi người.

Tưởng cũng nên lưu ý, áo dài Nam, chiều dài tối đa là dưới gối một chút mà thôi, có người còn mặc trên gối một chút, không nên dài lê thê như của nữ giới.

Biết rõ như thế, chúng ta cần tôn trọng quốc phục của chúng ta, không nên ăn mặc như tài tử trên sân khấu, nhiều người già tổ chức mừng đại thọ, mặc chiếc áo dài đỏ, đội chiếc khăn đóng đỏ, nghĩ rằng mình theo truyền thống nước nhà, hóa ra bắt chước mấy anh đóng trò trên sân khấu, vô tình đã làm xấu quốc phục truyền thống của chúng ta.

Mong được nhiều người hiểu biết và tôn trọng, để gìn giữ bản sắc dân tộc chúng ta có hàng nghìn năm văn hiến. Mong thay!

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 6/9 – Sài Gòn/Chợ Lớn

Trước năm 1954, lăng miếu cổ tích trong Nam được Trường Viễn Đông Bác Cổ giao phó cho quản thủ Pháp của Viện Bảo Tàng Sài Gòn chăm nom. Đến...

Vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học đúng nghĩa, tức không phải chuyên ngành. Nhưng tôi lâu lâu có làm thơ và thỉnh thoảng hay viết lách. Chính cái...

Mắm trong văn hóa dân gian

Nước mắm là một loại thức ăn, có lúc làm gia vị của người Việt, trên mâm cơm không thể không có chén nước mắm dùng chung với cơm trắng...

Sữa Foremost trước 75 và những thương hiệu một thời vang bóng

Nhớ lại một thời chiếc xe Foremost đã ám ảnh biết bao học sinh tiểu học. Cứ đến giờ ra chơi là mỗi học sinh được phát một ổ bánh...

Đình làng xưa – Biểu tượng của làng quê

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm...

Sứ giả Anh yết kiến Lê Văn Duyệt tại thành Gia Định năm 1822

Năm 1822, toàn quyền Ấn Độ nhân danh triều đình Anh gởi sang Việt Nam một phái bộ để điều đình việc giao thương. John Crawfurd cầm đầu phái bộ,...

Những cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của “Tàu”

Phải nói là có nhiều thuyết khác nhau về nguồn gốc của từ Tàu này. Từ Tàu để chỉ người hay nước Trung Hoa đã xuất hiện từ rất lâu...

Tạ ơn tiếng hát khai tâm – Thái Thanh

Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời...

Xe đò xưa ở Sài Gòn và Miền Nam

Tại sao gọi là xe đò? Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp...

Gọi là bánh hay là mứt đều được !

Nói đến bánh mứt Huế là nói đến cả kho tàng văn hóa ẩm thực ở đất Cố đô. Có quá nhiều loại bánh mứt được chế biến từ bàn...

Việt Nam năm 1985 qua ảnh của Francoise De Mulder

Nhà máy tái chế phế liệu chiến tranh, những đứa con lai mẹ Việt – bố lính Mỹ, các em bé dị tật do di chứng chất độc da cam…...

Sự hưng thịnh và suy vong của đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Vào đầu thế...

Exit mobile version