Được đúc vào thời vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Một điều lý thú là hình tượng các loài động vật được thể hiện trên Cửu Đỉnh rất phong phú và sinh động.

Với sự xuất hiện của gần 40 loài động vật khác nhau, có thể coi Cửu Đỉnh nhà Nguyễn ở Cố đô Huế như một ‘vườn thú’ được thể hiện dưới hình thức đặc biệt của nước Việt xưa.

Lưu bản nháp tự động

Trên Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên của Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, hình tượng nổi bật là hình tượng “Long”, nghĩa là con rồng, một loài động vật không có thật được coi là biểu tượng cho quyền lực của hoàng đế.

Lưu bản nháp tự động

Loài vật thứ hai xuất hiện trên Cao đỉnh là “Trĩ”, nghĩa là chim trĩ, loài chim có họ gà sở hữu bộ lông màu sắc rất đẹp.

Lưu bản nháp tự động

Loài vật tiếp theo là “Hổ”: Con hổ, loài vật biểu tượng cho sức mạnh, phân bố trong hầu khắp các khu rừng rậm ở Việt Nam xưa. Ngày nay loài hổ gần như đã tuyệt chủng trong môi trường hoang dã ở Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Loài động vật cuối cùng trên Cao đỉnh là “Miết”, nghĩa là con ba ba, một loài rùa mai mềm. Đây là sát một thủy sản có giá trị, ngày nay đã được nhân nuôi rộng rãi ở Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Nhân đỉnh là chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh. Loài vật đầu tiên trên chiếc đỉnh này là “Khổng tước”, nghĩa là chim công, loài chim có bộ lông rực rỡ được mệnh danh là nữ hoàng của các loài chim.

Lưu bản nháp tự động

Loài vật tiếp theo trên Nhân đỉnh là “Nhân ngư”, một cách gọi cá voi, loài cá thiêng phù trợ người đi biển theo quan niệm của người dân miền biển Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Nếu Cao đỉnh có con hổ thì Nhân đỉnh có “Báo” là con báo, loài vật họ mèo chỉ đứng dưới con hổ về độ “hổ báo” trong rừng rậm Việt Nam. Cũng như hổ, loài bào ngày nay không còn nhiều trong khác khu rừng.

Lưu bản nháp tự động

Con vật cuối cùng trên Nhân đỉnh “Đại mạo” – con đồi mồi, loài rùa biển có mai đẹp, thịt ngon, là sản vật quý thường được dùng tiến vua thời xưa.

Lưu bản nháp tự động

Chương đỉnh là chiếc đỉnh thứ ba của Cửu đỉnh. Chiếm một vị trí trang trọng trên chiếc đỉnh này là “Kê” hay con gà, loài gia cầm gắn liền với mọi xóm làng của người Việt.

Lưu bản nháp tự động

Loài vật thứ hai ở Chương đỉnh là “Ngạc ngư” – con cá sấu, loài bò sát khổng lồ sinh sống tại nhiều vùng ngập nước ở Nam Bộ thời xưa.

Lưu bản nháp tự động

Loài tiếp theo là “Tê”, nghĩa là con tê giác, loài động vật quý hiếm ngày nay đã tuyệt chủng ở Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Loài vật cuối cùng trên Chương đỉnh là “Linh quy”, nghĩa là rùa thiêng, một linh vật trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Anh đỉnh là chiếc đỉnh thứ tư. Loài vật đáng chú ý xuất hiện trên chiếc đỉnh này là “Thiền” nghĩa là con ve, loài côn trùng gắn liền với mùa hạ ở Việt Nam. Đây là loài côn trùng đầu tiên xuất hiện trên Cửu Đỉnh.

Lưu bản nháp tự động

Loài vật thứ hai trên Anh đỉnh là “Khôi hạc” hay chim hạc, một loài chim được coi là có tính cách của người quân tử theo quan niệm truyền thống.

Lưu bản nháp tự động

Tiếp theo là hình tượng “Mã”, nghĩa là con ngựa, loài gia súc được sử dụng làm phương tiện vận chuyển thời xưa.

Lưu bản nháp tự động

Đại diện của bò sát xuất hiện trên Anh đỉnh là “Nhiêm xà” – con trăn, loài bò sát khổng lồ sinh sống trong nhiều vùng rừng rậm của Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Nghị đỉnh là chiếc đỉnh thứ 5 trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Hình tượng côn trùng tiếp tục xuất hiện trên chiếc đỉnh này, đó là “Hồ da tử” – con đuông dừa, loài côn trùng đặc sản của Nam Bộ.

Lưu bản nháp tự động

Loài cá lần đầu tiên góp mặt trên Anh đỉnh với hình tượng “Lục hoa ngư”, nghĩa là cá lóc, loài cá nước ngọt kích cỡ trung bình, cho thịt ngon, được đánh bắt tại nhiều vùng miền của Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Tiếp theo là “Uyên ương” là chim uyên ương, loài chim nước họ vịt nổi tiếng với bộ lông đẹp và sự thủy chung.

Lưu bản nháp tự động

Loài vật cuối cùng trên Anh đỉnh là “Tượng” – con voi, loài vật khổng lồ có vai trò quan trọng trong biên chế quân đội nhà Nguyễn.

Lưu bản nháp tự động

Thuần đỉnh là chiếc đỉnh thứ 6 trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Loài vật đầu tiên của chiếc đỉnh này là “Hoàng anh” – chim vàng anh, một loài chim đẹp có bộ lông màu vàng rực rỡ.

Lưu bản nháp tự động

Tiếp theo là “Đăng sơn ngư”, nghĩa là cá rô ta, loài cá sống nhiều ở ruộng đồng, có biệt tài vượt cạn, là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt.

Lưu bản nháp tự động

Loài thứ ba trên Thuần đỉnh là “Bạng” – con ngao, một hải sản được khai thác ở hầu khắp các vùng ven biển của Việt Nam. Đây là loài thân mềm đầu tiên xuất hiện trên Cửu Đỉnh.

Lưu bản nháp tự động

Loài động vật cuối cùng trên Thuần đỉnh là “Ly ngưu” – con bò tót, loài bò hoang dã có hình thể lớn và sức khỏe địch được cả hổ báo.

Lưu bản nháp tự động

Tuyên đỉnh là đỉnh số 7 trong Cửu đỉnh. Hình tượng chim tiếp tục hiên diện ở chiếc đỉnh này với “Tần cát liễu”, nghĩa là chim yểng, loài chim cảnh nổi tiếng với khả năng nhại tiếng người.

Lưu bản nháp tự động

Loài giáp xác lần đầu tiên xuất hiện trên Tuyên đỉnh với hình tượng “Hậu ngư”, tức là con sam, một hải sản quý được khai thác ở một số vùng biển của Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Loài thứ ba trên Tuyên đỉnh là “Thỉ” – con lợn, một gia súc được nuôi lấy thịt rất quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Cuối cùng là “Ngoan” – con vích, loài rùa biển cỡ nhỏ thường được khai thác để lấy thịt làm thực phẩm và lấy mai làm đổ mỹ nghệ.

Lưu bản nháp tự động

Dụ đỉnh là chiếc đỉnh thứ 8. Hình tượng chim xuất hiện trên chiếc đỉnh này là “Anh vũ”, nghĩa là chim vẹt, cũng là loài chim rất giỏi nhại tiếng người như chim yểng trên Tuyên đỉnh.

Lưu bản nháp tự động

Hình tượng cá ở Dụ đỉnh là “Thạch thủ ngư”, tức cá mú, một loài cá biển có thịt ngon được khai thác tại nhiều vùng biển của Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Trên Thuần đỉnh cò con ngao thì Dụ đỉnh có “Cáp” là con sò, loài hải sản có họ với ngao, được khai thác ở các vùng ven biển Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Loài cuối cùng trên Dụ đình là “Dương” – con dê, loài gia súc được nuôi nhiều tại một số vùng núi đá của Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Huyền đỉnh là chiếc đình cuối cùng trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Chiếc đỉnh này có loài chim lạ là “Thốc thu”, nghĩa là chim phù lão hay chim già đẫy, một loài chim trọc đầu trông giống như ông già, sinh sống tại các vùng ngập nước Nam Bộ.

Lưu bản nháp tự động

Hình tượng động vật tiếp theo là “Quế đố” là con cà cuống, loài côn trùng lớn sống dưới nước, được khai thác lấy tinh dầu làm gia vị.

Lưu bản nháp tự động

Loài ngựa từng xuất hiện ở Anh đỉnh với hình tượng “Mã”, lại tiếp tục xuất hiện ở Huyền đỉnh trong hình tượng “Xa” nghĩa là xe, được thể hiện với bốn chú ngựa kéo.

Lưu bản nháp tự động

Hình tượng rắn tái xuất ở Huyền đỉnh với “Mãng xà”, nghĩa là con mãng xà, theo quan niệm dân gian là loài rắn lớn nhất, vua của các loài rắn.

Lưu bản nháp tự động

Cuối cùng là “Sơn mã” là con mang, một loài hươu nhỏ sinh sống trong nhiều khu rừng ở Việt Nam.