Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Từ Phổ Nghĩa và An Nghiệp ở Bắc Kỳ (1872-1874)

Từ Phổ Nghĩa (Còn có cách phiên âm khác là Đồ Phổ Nghĩa.) (Jean Dupuis) và An Nghiệp (Francis Garnier) thuộc chung về lịch sử nước Pháp và nước ta. Các nhà sử học Pháp đã viết nhiều về hai người này rồi: tài liệu của họ dồi dào và sẽ rất ích cho ta trong sự tham khảo. Nhưng trong sử ta chắc cũng có rất nhiều tài liệu: đó là những sớ, tấu, dụ mà có lẽ còn tàng trữ trong Nội các ở Huế và những đoạn chắc dài trong Thật lục (Thật lục ở đây tức là bộ Đại Nam thực lục). Các nhà sử học, hoặc Pháp hoặc Nam phải biết hết tài liệu của hai nước để đem đối chiếu thời mới hòng viết được lịch sử.

Trong bài nhỏ này, tôi chép theo nguyên văn những tài liệu mảnh vụn mà tôi chép trong quyển Quốc triều chánh biên loát yếu để độc giả tạm biết qua về vấn đề này như thế nào và chắc độc giả cũng sẽ nhận rằng tài liệu trong sử ta không phải là ít hay đáng bỏ (tài liệu đánh số thứ tự theo lối biên niên). Ta cần phải biết tài liệu của ta thì mới hiểu được cách vua quan ta xét thời thế đúng hay sai và khu xử khéo hay vụng (các tài liệu nên đọc thật kỹ).

1. Tháng mười một, năm Nhâm Thân (1872) người Đại Pháp là Từ Phổ Nghĩa đi ba chiếc tàu đến cửa Cấm (thuộc tỉnh Hải Dương) xin mượn đường qua tỉnh Vân Nam. (Ba chiếc tàu ấy tự xưng là hiệu tàu Đô Phối: chủ tàu, một người tự xưng là lãnh sự nước Pháp tên Từ Phổ Nghĩa, một người tự xưng là người nước Anh mà làm quan võ ở nước Tàu tên Kiều Nhĩ Tr một người tự xưng tri phủ nước Tàu tên Lý Ngọc Tr.) Ngài khiến tư tờ qua Lưỡng Quảng nhờ tư hỏi Vân Nam chờ trả lời lại sẽ hay.

2. Tàu Tù Phổ Nghĩa từ Hải Dương qua Bắc Ninh, đến Hà Nội, phát súng rồi thuê thuyền qua Vân Nam. Thụ tổng đốc Bùi Thúc Kiến đem việc này tàu lên. Ngài dụ các quan quân thứ từ Hà Nội trở lên các tỉnh tùy cơ ứng tiếp, tuân thể lời dụ mà làm cho khéo. (Trong các quan quân thứ có Tuyên sát Đổng sức đại thần Nguyễn Tri Phương, nguyên Binh bộ thượng thư do vua Tự Đức phái ra Bắc kỳ tháng bảy để đốc súc việc dẹp giặc Tàu và giặc ta – lại có Thống đốc Hoàng Tá Viêm nguyên An Tĩnh tổng đốc.)

3. Năm Quý Dậu (1873) tháng sáu nhuận, tàu Từ Phổ Nghĩa ở Hà Nội đã lâu, quyết ý thông thương. Vừa gặp quan tỉnh Nghệ là Tôn Thất Triệt được thư Phổ Nghĩa trả lời cho giám mục Hậu, nói rằng: “Hiệp vốn mở sự buôn, tự Bắc kỳ đến Vân Nam”. Triệt liền dịch thu ấy tàu lên. Ngài khiến sao thu ấy giao cho Nguyễn Tri Phuong và các tỉnh Bắc kỳ hết lòng phòng bị, rồi tàu ấy chạy lên thượng du tỉnh Hưng Hóa.

4. Tháng bảy cơ mật tàu rằng:

Từ Phổ Nghĩa từ mùa đông năm ngoái chạy tới Hà Nội, bởi bọn Bành Lợi Ký và Quan Tá Đình mưu lợi làm võ dục. Mấy lâu nay ta đã gửi thư cho quan Pháp soái và tư đi cho quan Lưỡng Quảng xử trí. Nay xin sắc cho Khâm mạng Nguyễn Tri Phương xét bọn Bành Lợi Ký quả thiệt đồng đảng liền xiềng lại giao cho tỉnh Sơn Tây nghiêm cấm, thời Từ Phổ Nghĩa không người chỉ dẫn may bớt việc chăng”. Ngài dạy giao Nguyễn Tri Phương xét kỹ mà làm cho phải.

5. Tháng tám, Nguyễn Tri Phương ủy Võ Đường mời Từ Phổ Nghĩa tới công quán hội nghị. Phổ Nghĩa đi khỏi, Lý Ngọc Từ bị bệnh, thuộc viện ở trong tàu là bọn Uông Sự Gia, Hà San thay mặt tới dự hội. Võ Đường nói: “Đồ quân khí là phải triệt để lại, các ông trong tầu để khám”. Bọn ấy không bằng lòng. Việc ấy tâu lên, ngài quở quan khâm mạng không được khiêu khích sinh sự.

6. Khiến binh bộ tam tri Phan Đình Bình sung khám phái và Hà Nội hiệp đồng Nguyễn Chi Phương xử trí việc Từ Phổ Nghĩa.

7. Tàu Tử Phở Nghĩa chở súng ống và gạo muối lên Vân Nam, rồi chạy đến sông Hạ Hòa thuộc tỉnh Sơn Tây.

8. Gần đây, quân Pháp soái có đưa thư nói rằng ông ấy ủy phái một viên Pháp quan đem 60 người, chạy tàu ra Bắc kỳ, bảo hiệu tầu Đo Phối (là tàu Từ Phổ Nghĩa) lui ra và bàn định điều lệ thông thương. Đến đây nước Pháp tại quan ba An Nghiệp (Francis Carnier) đi tàu tới cửa Đà Nẵng rồi chạy ra bến Hà Nội. Quan Khâm mạng Nguyễn Tri Phương, Bồ chính Vô Dường, Lãnh binh Nguyễn Đăng Nghiễm qua trú quân đón rước, Ngài khiến quyền dọn dẹp nơi trường thi để khoán đại An Nghiệp.

9. Quanh năm nước Pháp (quan ba thì đúng hơn vì chỉ An Nghiệp) đem 5 chiếc tàu hỏa tiếp đến Đồ Sơn nói rằng, “Một chiếc chạy lên Hà Nội, còn bốn chiếc rồi cũng tới đó”. Bọn Trần Tiễn Thành tâu rằng “Nên giao cho khâm mạng trách An Nghiệp rằng quý quốc khi mới tới chỉ vì việc đuổi tàu Từ Phổ Nghĩa, nếu tàu ấy muốn tới buôn, hãy chờ điều ước xong mới tiện. Quý phái nên sức gấp cho tàu ấy lui ra. Như trái phép cấm, làm điều cướp hai thời xin quý phái đuổi bọn ấy đi cho rõ phép công”. Ngài nghe theo.

10. Tháng mười quan Pháp là An Nghiệp đánh hãm thành Hà Nội. Khi trước An Nghiệp muốn mau mở việc buôn, thường bị quan là ngăn trở (khâm mạng, khâm phái và quan tỉnh) không bằng lòng, mới sự định hòa ước (trong tờ ước nói việc thông thương), giao tỉnh niêm yết. Quân ta đáp lại rằng: “Chưa có triều mạng, không dám thiện hành”.

An Nghiệp giận, mồng một tháng ấy, thình lình đánh tỉnh thành. Khâm mạng Nguyễn Tri Phương với con là phò mã Nguyễn Lâm (Lâm ra thăm cha) giữ cửa đông nam, binh Pháp phá cửa ải trước, Lâm bị đạn chết, Tri Phương bị thương, thành liền mất (Tháng mười một, tôi không nhớ rõ ngày nào, Nguyễn Tri Phương mất ở nhà túc thự thành Hà Nội, trước bị thương nhưng không chịu ăn uống, người Đại Pháp đưa cháo và thuốc đều phun ra cả, rồi mất. Tháng mười hai, việc nước đã yên, ngài sai hộ tống quan tài cụ và phò mã Lâm về an táng ở làng, thuộc tỉnh Thừa Thiên.)

Việc tàu lên, ngài khiến quan thương bạc làm thư báo cho quan soái biết và tư cho sứ bộ ở Gia Định giảng bàn cho khéo, xin sức An Nghiệp giao lại thành Hà Nội mới tiện định ước. Vừa gặp báo rằng: An Nghiệp xin đặt quan mới làm việc tỉnh Hà Nội để tìm việc thông thương.

Ngài giao đình thần lựa người giỏi đặt làm quan tỉnh để coi việc, còn quan tỉnh Hà Nội cũ và quan khâm mạng, khâm phái, không kể người còn, kẻ mất đều phải cách chức tra cứu lại khiến Trần Đình Túc, Trương Gia Hội cùng giám mục Bình, linh mục Đăng qua tỉnh ấy hội nghị. Nhưng binh Đại Pháp đã đặt quan trị tỉnh Hà Nội và làm lời hịch báo các tỉnh cả thảy 3 khoản:

1) Triệt lính giữ cửa ải bên Tàu.

2) Nhổ cừ dưới sông.

3) Yết điều thông thương.

Rồi lại toan mưu lấy các tỉnh. Ngày mười lăm đánh lấy tỉnh Hải Dương; ngày mười sáu đánh lấy tỉnh Ninh Bình; ngày hai mươi mốt hãm tỉnh Nam Định – bốn tỉnh nối nhau thất thủ.

11. Ngài khiến Hoàng Tá Viêm sung tiết chế Bắc kỳ quân vụ thường đốc việc phòng giữ các tỉnh và chờ coi Đình Túc thương thuyết thế nào.

12. Phát giao sắc ấn phong cho sứ thần Lê Toán làm toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường làm phó, sắc ấn phát đến Gia Định. Quan Pháp soái nghe tin liền tới mừng. Sứ thần thương rằng: “Điều ước mơ này có thể định được, nhưng xin xử trí việc ngoài Bắc cho mau xong, sẽ định điều ước”.

Quan soái liền chạy giấy sức An Nghiệp lui quân, để quan ta vào thành làm việc – lại thường nhờ Nguyễn Văn Tường dẫn quan thống sát Hoặc Đạo Sanh (Philastre) đi tàu thủy đến cửa Đà Nẵng.

Khi đến kinh, ngài khiến Nguyễn Văn Tường sung khâm sai đại thần, hiệp đồng Hoắc Đạo Sanh hẹn đến ngày mùng một tháng sáu lại tới Đà Nẵng đi tàu ra Hà Nội thương thuyết. Nhưng khiến làm thư giao cho quan thống sát cứ đó mà làm.

13. Tháng mười một, quan tổng đốc mới Hà Ninh là Trần Đình Túc tuân lời chỉ chuẩn trước, đương bệnh gắng đi, cùng quan tuần phủ mới là Nguyễn Trọng Hiệp đến thành Hà Nội . quan án mới là Trương Gia Hội lãnh binh Hoàng Đôn Điển và giám mục Bình, linh mục Đăng cùng đều tới một lần.

14. An Nghiệp rước vào thành cùng nhau thương thuyết.

15. Đạo quân thứ đồn Hương Ngạnh lên đánh giết An Nghiệp ở ngoại La thành. Việc tâu lên, ngài nghĩ gần đây thương thuyết việc đã gần thành, toàn cuộc xử trí không phải cậy bọn quân Lưu Vĩnh Phúc mà làm xong được, nên khiến bọn quân ấy về phòng triệt miền thượng du là phải (binh đồn Hương Ngạnh tức là quân Lưu Vĩnh Phúc).

16. Lúc ấy, An Nghiệp đã chết, kẻ bộ thuộc cử quan hai Biên coi việc, tới thương với Trần Đình Túc rằng: “Xin đợi việc khai thương nghị định, rồi liền đem các tỉnh giao lại”. Đình Túc nghĩ người ta đã nói thôi đánh, ta đã triệt quân Lưu Vĩnh Phúc về quân thứ giữ bờ cõi đề nghị hòa ước cho tiện, liền ủy Nguyễn Trọng Hiệp, Trương Gia Hội đem quân thứ diện thương với bọn Hoàng Tá Viêm, Tôn Thất Thuyết. Viêm và Thuyết đều thuận nghe, đóng quân không đánh nữa. Gặp khi quan nước Đại Pháp là quan ba E-mê từ Gia Định tới (quan soái nghe An Nghiệp chết, sai E-mê đi tàu thủy tới thay). Bọn Đình Túc hội thương với ông E-mê và ông Biên.

17. Ngài cho Trần Đình Túc nhưng lãnh tổng đốc Hà Ninh mà sung chức khâm sai, phỏng định thương ước toàn quyền đại thần, Nguyễn Trọng Hiệp nhưng lãnh tuần phủ, hội đồng với Khâm sứ đại thần Nguyễn Văn Tường nghị định thương ước.

18. Khâm sai Nguyễn Văn Tường đi tàu với quan Thống sát Hoặc Đạo Sanh đến của Cấm (ngày mùng ba tháng mười một từ Đà Nẵng ra đi, đến ngày mùng năm tới nơi). Vừa lúc ấy, quan Pháp ở Hà Nội đem thư báo rằng quân ta đánh thành, An Nghiệp với quan một, quan hai ra đánh đều bị chết.

Hoắc Đạo Sanh và các quan dưới tàu đều đập tay tức giận, bảo Văn Tường rằng: “Việc chắc không xong, phải phi báo quan Pháp soái không nên ở lâu”. Văn Tường thấy đương giận lắm, e hư việc lớn mới thư thả nói:

“Việc lấy Hà Nội, quý soái nói đã không phải bốn ý – còn như sức binh cả bốn tỉnh cũng mạnh mà nước tôi cũng không đem ra tranh hoành, thiệt là hai bên đều không trái ý nhau. Đến như việc An Nghiệp chết, hoặc tại kẻ trộm cướp nơi khác đến, hoặc tại dân bổn xứ khích giận, việc chưa rõ ràng. Huống chi trả thành để mau định ước là lệnh quý soái. Nhận thành rồi mới nghị hòa là mạng vua nước tôi, chúng ta chỉ nên vâng mạng ấy, còn như việc Hà Nội giết An Nghiệp cũng như An Nghiệp giết Tri Phương đều là việc tình hình không phải chúng ta làm ra, nay chưa từng tới nơi biết việc thế nào mà chỉ truyền nghe báo không; không những quý soái ở xa khó tính trước mà chúng ta đi chuyến này thiệt là phụ chức trách lắm. Chi bằng phi thư ra Hà Nội đem tàu thủy rước chúng ta tới nơi, như nên theo mạng lệnh trước hội đồng mà làm thời càng hay, hoặc nên hỏi rõ có An Nghiệp vì sao mà chết rồi sẽ báo, vậy chẳng ổn tiện lắm sao”.

Hoắc Đạo Sanh nghe theo liền chạy giấy cho Hà Nội biết. Vừa gặp tàu để ta đi về, hiện đậu ở Đồ Sơn, Hoắc Đạo Sanh muốn qua đi tàu ấy mà cho chiếc tàu đưa mình ra là hiệu Đất-tờ-gi về Gia Định báo, Văn Tường lại thưa rằng:

“Tàu quý quốc đã tới lại lui ra, e sĩ dân nghe tin, bắt chước làm như Hà Nội, ai cấm ngăn được, sợ sau khi tổn hại càng lắm, lấy gì thưa lại với quý soái? Nay nên khiến tàu Đề-ta-gi ra của đón triệt giặc biên, còn chiếc tàu Đất-tờ-gi nên cứ chạy luôn tới Hải Phòng, trước giao lại thành Hải Dương, hiểu thị sĩ dân để rõ tỉnh tin thiệt, rồi qua Hà Nội giao hết các tỉnh thành và hỏi việc An Nghiệp, xong việc sẽ chạy giấy báo cả một lần, mới là trọn vẹn”. Hoắc Đạo Sanh nghe theo mới chạy lần ra Hải Phòng đánh dẹp giặc biên, liền giao lại 4 tỉnh cho quan cai trị. Quan quân Đại Pháp ra thành lui về Hải Phòng, đoàn tàu Tử Phổ Nghĩa cũng qua đó.

19. Hoắc Đạo Sanh định ngày về, còn việc thương với thị về Gia Định sẽ định (vì Pháp soái kỳ về Tây gấp quá nên chị muốn mau vào Gia Định định ước, không ở lâu).

20. Tháng mười hai, quan Pháp soái định qua đầu năm sau về Tây, phái Lê Na ra thay cho Hoắc Đạo Sanh về và giục Nguyễn Văn Tường đi luôn cho kịp định ước.

21. Lúc ấy Khám sai Nguyễn Văn Tường đi tàu đã về nhưng vì bị đau nên trễ mà đã gần kỳ Pháp soái về Tây. Ngài dụ sứ thần Lê Toán, Nguyễn Tăng Doãn phải chờ Văn Tưởng, đến thương thuyết định ước sẽ hay. Đến như khoản đặt khám sứ ở kinh thời nên thương với Pháp ở trong tờ ước nói cho rõ cách sắp đặt, nhưng đợi các của biển ngoài Bắc đặt chức lãnh sự xong rồi, trong một vài năm nữa, tinh ý qua lại tín nhau, khi ấy ở kinh nên đặt lãnh sự hay là khâm sứ tùy ý mà làm.

22. Năm Giáp Tuất (1874), tháng giêng, quan Thống sát Hoắc Đạo Sanh với Khâm sai Nguyễn Văn Tường từ Bắc kỳ tới sứ quán. Ngài sắc các quan cơ mật, thương bạc tới hỏi thăm và ban cho một đạo sắc dụ để tỏ công lao. Hoắc Đạo Sanh và Nguyễn Văn Tường lại vào Gia Định hội đồng Lê Toán cùng Pháp soái định ước.

23. Ngài nghĩ Hà Nội ở giữa coi ngó bốn phía, việc quan nhiều lắm mà tổng đốc Trần Đình Túc già yếu, cho bố chánh Bắc Ninh là Phạm Thận Duật thụ tuần phủ Hà Nội để giúp việc soái Ga-răng tới thay.

24. Hòa ước mới đã thành, quan Du-bi-lê về Tây, quyền soái Ga-răng tới thay.

25. Tặng quan Pháp soái một đồng tiền vàng nhất hạng vì Bắc kỳ hòa nghị đã rồi. Lại nghĩ giám mục Bình và linh mục Đăng có giúp đỡ việc ấy nhiều đều hậu thưởng để đến công lao”. (Về việc này, các bạn xem lại chương Vali quyền Việt Nam sử lược (quyển II) của ông Trần Trọng Kim, Trang 242, 252. Các sách chủ Pháp viết về đoạn lịch sử này cũng nhiều nhưng tôi mong là trước hết là nơi kiếm hết cả những tài liệu của ta, bằng chữ Hàn hay chữ Nôm đã, để đem ra đối chiếu với sách hay tài liệu Pháp.)

Thanh Nghị số 96 ngày 16-12-1944.

Hội làng và những sinh hoạt văn hóa của người Việt

Từ xưa đến nay,Việt Nam là một nước lấy nông nghiệp làm đầu, trong đó làng xã là những đơn vị cơ sở. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của...

Về một từ trong bài thơ ‘Qua đèo ngang’ của Bà Huyện Thanh Quan

Năm 1943 giáo sư Dương Quảng Hàm cho xuất bản cuốn Việt nam Văn Học Sử Yếu, trong đó có trích dẫn bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 5/25 – Tài ba của Việt ngữ

Mẹ hát con khen hay thì chẳng được ai khen theo hết. Nhưng chúng tôi khen vì MẸ CHÚNG TA tài tình thật sự. Nam Dương và Nhựt Bổn đã...

Bàn về thói tùy tiện của người Việt

Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người… là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể...

Thao thức tiếng xích lô máy Sài Gòn xưa

Trước năm 1975, tụi con nít Sài Gòn rất thích đi xe xích lô máy, một phần vì lạ, phần nữa là ngồi xe xích lô máy có chút mạo hiểm....

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 2 – Đất đai phì nhiêu

Người ta dễ dàng nhận thấy là nước lụt đã làm cho đất đai ở xứ Đàng Trong phì nhiêu, như chúng tôi vừa nói. Tuy nhiên, tôi thấy còn...

Đá cá lăn dưa là gì?

Người Nam Kỳ gọi những thằng láo cá lưu manh, kiểu như ăn giựt, tiểu yêu trong xóm làng là cái đồ ..." Đá cá lăn dưa" Đây là câu...

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Phận Gái Thuyền Quyên” Của Nhạc Sĩ Giao Tiên Và Nguyên Thảo

Từ nay thôi đành duyên mình lỡ đôi Dù vương vấn mãi cũng thế mà thôi Khi xưa thầm nói yêu nhau Bao nhiêu mộng thắm ban đầu Thôi xin...

Đình làng xưa – Biểu tượng của làng quê

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm...

Tân Định và DaKao những ngày xưa cũ

Cho đến bây giờ, dù đã xa Tân Định và Đa Kao nhiều năm, nhưng trong tôi hai cái tên Tân Định và Đa Kao lúc nào cũng là một...

Nội dung “bẩn” cho trẻ em trên Internet, từ đâu mà có?

Là một quốc gia có dân số trẻ và trình độ phát triển công nghệ - thông tin thuộc hàng nhanh nhất khu vực, không quá khó hiểu khi Việt...

Hình ảnh hiếm có về CHDCND Triều Tiên thập niên 1980

Từ năm 1979 – 1987, nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã đi khắp các quốc gia châu Á và dùng ống kính của mình ghi lại cuộc...

Exit mobile version