Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao Mexico không xâm lược Mỹ vào năm 1917?

Với lời gợi ý của Đức về việc liên minh lấy lại vùng lãnh thổ bị mất ở Texas, New Mexico và Arizona, Mexico từng tính đến chuyện tuyên chiến với Mỹ. 

Cuối Thế chiến I, trong bối cảnh Đức bị quân Đồng minh dồn đến đường cùng tại Pháp và nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc phong tỏa của hải quân Anh, Hoàng đế Đức Kaiser Wilhelm chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng: khai chiến trên biển, cho phép tàu ngầm U-boat đánh chìm mọi thương thuyền nằm trong tầm ngắm. Điều này đồng nghĩa với việc Đức sẽ đánh chìm tàu của các nước trung lập, trong đó có Mỹ. Tháng 1/1917, Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gửi cho Heinrich von Eckardt – Đại sứ của nước này ở Mexico – một bức điện tín. Trong thư Zimmermann “bày mưu” cho ngài Đại sứ: “Chúng ta sẽ liên minh với Mexico dựa trên những cơ sở sau: cùng nhau khai chiến, cùng nhau lập hòa bình, sẵn sàng hỗ trợ về mặt tài chính. Mexico có thể lấy lại vùng lãnh thổ bị mất ở Texas, New Mexico và Arizona”. Nhưng cuối cùng Mexico từ chối lời đề nghị của Đức.

Bức điện tín của Zimmermann đã được Anh giải mã và gửi đến Mỹ. Cùng với cuộc chiến trên biển, bức điện tín trở thành bằng chứng của Mỹ đưa ra khi tuyên chiến với Đức vào tháng 4/1917.

Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu Mexico tuyên chiến với Mỹ?

Theo Friedrich Katz – tác giả của cuốn “The Secret War in Mexico” (Cuộc chiến bí mật ở Mexcico), trên thực tế Tổng thống Mexico Venustiano Carranza đã từng xem xét lời đề nghị của Đức.

Điều này chẳng có gì ngạc nhiên bởi trong mắt người dân Mexico, Mỹ đã xâm chiếm một phần ba lãnh thổ bất hợp pháp trong suốt cuộc chiến Mỹ-Mexico năm 1847, bao gồm các bang California, Utah, Nevada, Arizona và New Mexico.

Năm 1916, đội quân chinh phạt của Mỹ tiến vào lãnh thổ Mexico để vây bắt nhà cách mạng nổi tiếng Pancho Villa và binh sĩ, sau khi lực lượng này đột kích vào Mỹ và sát hại 30 dân thường.

Song khi xem xét lời đề nghị, quan chức Mexcio kết luận rằng Đức sẽ không thể cung cấp đủ quân nhu và vũ khí (nhất là khi Mỹ đang siết chặt vòng vây), và cho rằng việc sáp nhập 3 bang của Mỹ sẽ dẫn đến xung đột vĩnh viễn giữa hai nước.

Không chỉ có vậy, chính phủ Mexico còn phân vân, liệu rằng việc đưa hàng triệu người Mỹ trở thành người Mexico là “họ sáp nhập vào ta hay ta sáp nhập vào họ”.

Nhà sử học Friedrich Katz cho rằng Mexico không muốn vội vàng chiến tranh với Mỹ chỉ vì lời đề nghị của Đức, song Carranza sẽ “nắm chặt” Đức để đề phòng Mỹ tấn công mỏ dầu của Mexico.

Năm 1917, quân đội Mexico có khoảng 65.000 – 100.000 binh lính. Trong khi đó, từ năm 1914, quân đội Mỹ đã có 98.000 người. Bốn năm sau, con số này tăng lên 4 triệu, trong đó có 2 triệu binh sĩ đã được cử đến Pháp.

Bên cạnh đó, Mỹ còn có dàn xe tăng, máy bay được Anh và Pháp cung cấp cùng với lực lượng hải quân khổng lồ và ngân sách vô cùng lớn. Ngành công nghiệp của Mỹ cũng phát triển để phục vụ cho chiến tranh.

Không có quân đội của Hoàng đế Kaiser Wilhelm tấn công New York và Baltimore, Mexico sẽ không có cách nào bao vây vùng Tây Nam nước Mỹ. Cuộc chiến tranh Mỹ-Mexico lần thứ hai một khi xảy ra sẽ không cân sức nếu Mỹ yêu cầu quân đội của họ ở lại để bảo vệ đất nước.

Tiêu điểm của sự kiện toàn cầu lúc bấy giờ là Pháp và Bỉ, không phải Mexico hay Texas. Nga sau khi trải qua cuộc khủng hoảng do cuộc cách mạng Bolshevik gây nên, đã rút khỏi chiến tranh vào năm 1918, bỏ mặc Đức chuyển 50 sư đoàn từ Mặt trận phía Đông sang Tây. Mùa xuân năm 1918, Đức khơi mào cuộc tấn công quy mô lớn ở Pháp và suýt chút nữa là giành chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Chính đội quân mạnh mẽ và đông đảo từ Mỹ đã vực dậy quân đội suy yếu của Anh và Pháp. Nếu Mexico tấn công Mỹ, lực lượng này sẽ ở lại Mỹ, rất có thể Chiến tranh Thế giới thứ nhất sẽ kết thúc muộn hơn.

May mắn thay, không điều nào phía trên thực sự xảy ra. Cuối cùng, bức điện tín của Zimmermann chỉ hoàn thành một điều duy nhất – đẩy nhanh sự sụp đổ của quân Đức.

Nhà Tây Sơn sụp đổ và những câu sấm Trạng Trình

1. Bức tranh toàn cảnh nhà Tây Sơn Vào thời điểm vinh quang nhất của phong trào Tây Sơn trong công cuộc thống nhất đất nước 1786 – 1787 mà...

Mía ghim – Món ăn vặt đường phố nổi tiếng ở Sài Gòn

Thời trước năm 1975, mía ghim là món ăn vặt đường phố nổi tiếng ở Sài Gòn. Vào thời điểm đó, người ta hay ăn mía (nhả bã) chứ không...

Đồng Ông Cộ – Lối di chuyển độc đáo ngày trước

Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra mà...

Hở hang là gì?

Ai cũng có thể biết nghĩa từ "hở", đúng không nào? Nhưng từ trước đến giờ, nhiều người luôn nghĩ "hang" không rõ nghĩa và "hở hang" là một từ...

Mối tình Kim Cúc – Hàn Mặc Tử

Theo những tài liệu hiện có và theo sự dò hỏi của chúng tôi, từ các thân hữu còn sống của thi sĩ, những người đàn bà thi sĩ đã...

Nguồn gốc của câu “Công bằng giao dịch”

Trước đây, quả cân trên cái cân của người buôn bán có khắc bốn chữ “Công bằng giao dịch”. Người hiện đại ngày nay cũng lấy “Công bằng giao dịch”...

Choáng ngợp khu mộ cổ của bá hộ giàu bậc nhất Sài Gòn xưa

Nằm tọa lạc trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ 110 năm trước của vợ chồng...

Huyền thoại trận Mù U

Thập niên 1960, Nhật Bản có một cuốn phim đen trắng rất nổi tiếng, phim Rashomon, Lã Sinh Môn. Phim nổi tiếng không vì tài tử xuất sắc, tiếng tăm...

Hương xưa bồ kết

Khi nói về vẻ đẹp bên ngoài của phụ nữ, người xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Hàng trăm năm trước, đối với phụ nữ...

Bí ẩn chưa có lời giải của vương quốc Champa

Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một...

Lê Hoàn – Lê Đại Hành – Vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt – Đánh Tống, Bình Chiêm

Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố...

“Thằng đó chơi được hôn?”

Hồi mới về Sài Gòn sống, tôi ít có cảm nhận mình là dân ngụ cư, đơn giản vì khu phố tôi ở có mấy người là dân Sài Gòn...

Exit mobile version