Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vùng Lĩnh Nam lập quốc từ thời Đường Ngu

Đường Ngu tức là vua Nghiêu họ Đào Đường ( 2337 TCN–2258 TCN) và vua Thuấn họ Hữu Ngu.
Tam Đại tức 3 đời Hạ (bắt đầu từ vua Vũ), Thương, Chu .

Như vậy truyền thuyết về thời đại Hồng Bàng – Hùng Vương của người Việt đâu phải là chuyện tự người Việt bịa đặt ra, ban đầu do Trần Thế Pháp “bịa ra” trong Lĩnh Nam Trích Quái, rồi sử quan đô tổng tài thời Lê là tiến sĩ Vũ Quỳnh “ghi bậy” vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  như có người từng quy kết?

Để ý Thông Điển (801) có trước Việt Sử Lược và Lĩnh Nam Trích Quái đến khoảng nửa thiên niên kỷ.

Dẫu sách Tàu đã viết theo kiểu miệt thị gọi nước của người Việt là “man di” đi nữa thì vẫn là một “quốc” chứ không viết là một “xứ” hay một bộ lạc, hơn nữa ngay câu sau lại nhắc tới “quân” tức là “vua” của “man di chi quốc” này nên hiển nhiên phải hiểu theo nghĩa “quốc gia” … Thông tin này cũng phù hợp với thông tin của TS Nguyễn Việt cho biết đã tìm thấy nha chương bằng ngọc, biểu hiện của quyền lực, trên đất nước ta với niên đại khoảng 3500-3800 năm trước trong một ngôi mộ cổ ở Xóm Rền (Phù Ninh, Phú Thọ), khoảng 3800 năm trước là khoảng gần cuối nhà Hạ  (thế kỷ 21 TCN – 16 TCN). Nha chương này có cùng chất liệu với các vòng ngọc tìm thấy trong ngôi mộ cổ đó nên có khả năng lớn là được chế tác tại chỗ, chứ không phải là từ TQ truyền sang qua con đường giao lưu buôn bán.

Phiên âm trang sách Thông Điển ở trên:


CỔ NAM VIỆT

Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc, thị Bách Việt chi địa, diệc vị chi Nam Việt.

Hoặc vân Nam Việt chi quân diệc Hạ Vũ chi hậu ? Án Âu Việt (U Việt?), Mân Việt Vũ hậu Thiếu Khang chi thứ tử sở phong chi địa, tức Nam Việt phi kì chủng dã. Cố Dư địa chí vân: đông nam hữu nhị Việt kì nghĩa vị tường. Hoặc viết tự Giao Chỉ chí ư Cối Kê thất bát thiên lý Bách Việt tạp xứ các hữu chủng tính, cố bất đắc tận vân Thiếu Khang chi hậu.

Cổ vị chi Điêu Đề.

vị điêu đề khắc kì ngạch dã, Lễ ký Vương chế viết: Nam phương viết Điêu Đề.

Phi Vũ Cống cửu châu chi vực, hựu phi Chu lễ chức phương chi hạn.

Tấn thư, Tùy thư tịnh vị Giao Quảng chi địa, vi Vũ Cống Dương Châu vực, kim kê kì phong lược khảo kì trấn sổ tắc Vũ Cống chức phương giai bất cập thử, cố liệt ư cửu châu chi ngoại.

Tại thiên văn Khiên Ngưu Vụ Nữ tắc Việt chi Nam phận dã.

Vị Hán chi Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam giai kì phân dã. Kim Nam Hải, Nghĩa Ninh, Hải Phong, Ân Bình, Nam Lăng, Chiêu Nghĩa, Lâm Giá, Cao Yếu, Trạch Giang, Cảm Nghĩa, Lâm Giang, Phù Nam, Tấn Khang, Lâm Phong, Khai Dương, Cao Lương, Thủy An chi nam cảnh. Bình Lạc,
Mông Sơn, Chính Bình, Khai Giang …


Tôi tạm dịch theo vốn hiểu biết hạn hẹp của mình:

ĐẤT NAM VIỆT CỔ

Từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam ngang với đời Đường Ngu và Tam Đại là một nước man di, nằm trong đất Bách Việt, cũng gọi là Nam Việt.

Có kẻ nói quân trưởng của Nam Việt là dòng dõi của vua Hạ Vũ ? Nhưng xét Âu Việt, Mân Việt mới là đất phong của con thứ của Thiếu Khang, đời sau của Vũ, thì Nam Việt không phải dòng giống ấy đâu. Xưa sách Dư Địa Chí có viết: đông nam có hai Việt, nghĩa ấy còn chưa rõ. Lại có sách viết từ Giao Chỉ tới Cối Kê bảy tám ngàn dặm, dân Bách Việt cư trú nhiều nơi đều có dòng có họ, như vậy không thể quy kết tất cả là hậu duệ của Thiếu Khang được.

Thời cổ gọi là (người) Điêu Đề.

Nói điêu đề nghĩa là chạm trổ nơi trán.
Sách Lễ ký phần Vương chế viết: (người) phương Nam gọi là (người) Điêu Đề.

Không nằm trong phạm vi Chín Châu của sách Vũ Cống, cũng không nằm trong giới hạn phân phong của sách Chu Lễ.

Tấn thư, Tùy thư đều gọi là đất Giao Quảng, cho là thuộc vào Dương Châu của sách Vũ Cống, nay thống kê các đất phong, khảo qua nhiều trấn trong sách Vũ Cống hay sách phân phong mà đều không khớp, vì vậy phải kể là nằm ngoài phạm vi chín châu.

Theo thiên văn địa phận sao Khiên Ngưu, Vụ Nữ ứng với địa phận phía nam của đất Việt.

Thời Hán gồm địa phận các quận Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam.
Nay (tức thời Đường) là đất Nam Hải, Nghĩa Ninh, Hải Phong, Ân Bình, Nam Lăng, Chiêu Nghĩa, Lâm Giá, Cao Yếu, Trạch Giang, Cảm Nghĩa, Lâm Giang, Phù Nam, Tấn Khang, Lâm Phong, Khai Dương, Cao Lương, Thủy An, Bình Lạc,
Mông Sơn, Chính Bình, Khai Giang .v.v.


Chú thích:
1. Thiếu Khang 少康 là vua thứ 6 nhà Hạ trị vì từ 2079 TCN – 2058 TCN

2. Nhà Hạ có: Vua Vũ , Vua Khải , Thái Khang , Trọng Khang , Hậu Nghệ (cướp ngôi nhà Hạ) , Thiếu Khang (khôi phục nhà Hạ) …

3. Vũ Cống : sách địa lý xưa , chia Trung Nguyên làm 9 châu : Ký , Duyện , Thanh , Từ , Dương , Kinh , Dự , Lương , Ung (trong đó không có phần đất của người Bách Việt ),  nói về hình thể địa lý, sông ngòi, núi non, thổ nhưỡng …  của từng châu một .

4. Âu Việt: Đây là một tên phiên âm, có lẽ chỉ vùng đất U-Việt, Vu-Việt cổ nằm ngay cạnh đất Mân-Việt, tức vùng đất Ngô, Việt thời Chiến Quốc, đừng nhầm với “Âu” trong tên nước “Âu Lạc” của An Dương Vương.

Tín ngưỡng thờ Mẫu vùng Lĩnh Nam

Xuất phát từ những vấn đề chung về vùng Lĩnh Nam Trung Hoa và tín ngưỡng thờ mẫu, bài viết bàn về quá trình hình thành và phát triển của...

Tại sao người Pháp lại lấy con gà trống làm vật tổ?

Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Lý do tại sao? Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống...

Nguyên bản chiếu Cần Vương

Một nguyên bản chiếu Cần Vương được tìm thấy tại bảo tàng gia đình ông Thierry d'Argenlieu tại Pháp Ông Thierry d'Argenlieu là viên cao ủy Pháp đến Đông Dương...

Khí phách của Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là người có công sáng lập ra triều Trần, được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín...

Chuông chùa – Vì sao khi xưa mỗi lần rung chuông đều phải đủ 108 tiếng?

Từ ngàn năm nay, chuông và chùa luôn gắn liền với nhau trong tâm thức con người. Tiếng chuông đã trở thành đặc trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa....

Ý nghĩa của bức tượng “bộ khỉ tam không”

Ba con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng là hình tượng khá ρhổ biến nhưng về ý nghĩa của nó,...

Những câu chuyện nhỏ đáng suy ngẫm về nhân sinh

Trong cuộc sống, đôi khi không phải chuyện gì chúng ta cũng có thể ngay lập tức thông suốt và thấu hiểu. Một số mẩu truyện về nhân sinh dưới...

Chú Hỷ Ông vua ngành logistics đường thủy ở Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam

Có người cho rằng việc xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp và gây phiền phức trong khi giao thiệp. Cứ ” you, me” hay ” toi, moi” ráo...

Sài Gòn 1967 dưới góc nhìn người Mỹ

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu.  Bên...

Trường Viễn Đông Bác Cổ có ảnh hưởng đến Phạm Quỳnh như thế nào?

Phạm Quỳnh nổi tiếng về hai mặt: chính trị và văn hoá. Cuộc đời làm chính trị với hai chức Thượng thư đã đem lại kết quả thê thảm cho...

Bùi Viện – Người phát triển thủy quân dưới triều Nguyễn

Bùi Viện (1839 - 1878) là danh sĩ đời Tự Đức, hiệu Mạnh Dực, người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh...

Exit mobile version