Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia

Ở nước ta hay những người Việt ở nước ngoài, hầu hết mọi nhà đều có ban (bàn) thờ, hiếm thấy có gia đình nào không có ban thờ, dù là thờ Phật, thờ Thần, thờ Gia tiên, Thổ công, Thần tài hay thờ một vị nào đó.

Ở nước ta hay những người Việt ở nước ngoài, hầu hết mọi nhà đều có ban (bàn) thờ, hiếm thấy có gia đình nào không có ban thờ, dù là thờ Phật, thờ Thần, thờ Gia tiên, Thổ công, Thần tài hay thờ một vị nào đó.

Tuy vậy, cũng không ít gia đình khá mù mờ về việc thờ phụng, dẫu biết “cái tâm” mới là cốt lõi nhưng “hình thức” cũng chính là để thể hiện cái tâm của mình. Vì vậy, cách lập bàn thờ Phật, gia tiên thế nào cho trang nghiêm, cũng là điều mà chúng ta cần quan tâm học hỏi. Dưới đây là một số hình thức, cách lập bàn thờ Phật, gia tiên và quan điểm thờ Phật, gia tiên, nếu thấy hợp lý thì độc giả cũng nên ủng hộ và phổ cập rộng rãi cho mọi người.

Cách lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia

Thờ phụng thì dùng tủ thờ, hoặc áng thờ (bàn thờ) nếu nhà cửa rộng rãi và có phòng thờ riêng, còn nhà bé, phòng hẹp, nhất là những chung cư thờ phụng ở phòng khách thì nên dùng ban nhỏ treo tường. Nên dùng bát hương to phù hợp với diện tích ban thờ để thắp hương cho sạch sẽ, đường kính từ 20cm đến 25cm đối với bàn thờ rộng và từ 15cm đến 18cm đối với bàn thờ nhỏ. Bát hương có thể bằng gốm, sứ, đồng hoặc gỗ tùy theo sự bài trí của mỗi người. Bốc bát hương có thể dùng tro hoặc tốt nhất là dùng cát trắng sạch để cắm hương chắc và thẳng. Cốt bát hương gồm có thất bảo và giấy ghi “pháp hiệu phụng thờ”, không cần các thứ khác, không cần thiết phải cho vàng bạc thật vào bát hương. Miền Trung và Miền Nam bát hương thường không có cốt.

Phật tử đã Quy y thì nên thờ Phật và Gia Tiên.

Trong nhà nếu có thờ Phật thì chỉ cần thờ hai bát hương, một thờ Phật, một thờ Gia Tiên, đã thờ Phật thì không nên thờ Thần nữa. Phật tử đã Quy y thì nên thờ Phật và Gia Tiên. Phật thờ trên cao, Gia tiên thờ thấp hơn hoặc thờ riêng hai ban nếu phòng thờ rộng. Cách thờ thông thường của người miền Trung và miền Nam theo cách “tiền Phật hậu Linh”, nghĩa là Phật ở trước, cao hơn, bàn Vong ở sau thấp hơn, trong khi đó, đa số ở miền Bắc thờ ban vong trước thấp, ban Phật sau cao hơn. Bà tổ cô ở miền Bắc thường được thờ trong nhà, trong khi đó ở miền trong thì thường được thờ ở miếu nhỏ bên ngoài.

Nếu thờ bát hương gốm sứ thì nên sử dụng thêm đế kê bát hương để tăng thêm phần trang nghiêm và dễ quét dọn. Tùy theo số lượng bát hương mà bạn chọn đế bát hương đơn hoặc đế 3 cấp.

Bát hương, tượng Phật có thể xê dịch để lau chùi, miễn sao sau đó đặt lại ngay ngắn chỉnh tề, đúng vị trí là được.

Đức Phật luôn đề cao đạo hiếu. Đối với ngài, cha mẹ mình chính là hai vị Phật gần gũi nhất mà mình phải phụng thờ, vì thế những ai không còn ông bà cha mẹ thì thờ phụng bát hương tổ tiên, ông bà, cha mẹ là thiết yếu trước tiên, sau đó thờ Phật cũng không vấn đề gì.

Thắp hương thì nên chọn hương thơm, sạch, cháy hết, không có cuộn tàn, cứ nghĩ có cuộn tàn mới có lộc là mê tín dị đoan. Hương có cuộn tàn thường rơi vãi diện rộng, khó quét dọn, lau chùi. Thắp hương không tốt và thắp nhiều rất dễ gây ho, viêm họng, sổ mũi, tác hại lớn đến trẻ nhỏ. Không nhất thiết phải thắp hương liên tục, khi tụng kinh, niệm Phật, cúng lễ…mới thắp hương. Cho dù ban thờ mới, bát hương mới cũng không cần phải thắp hương liên tục, không nên thắp hương 100 ngày đêm theo quan niệm “cổ kính” của người xưa.

Trong nhà hoặc trong phòng kín nên thắp hương nén, không nên thắp hương vòng, thắp ít không nên thắp nhiều. Hương vòng hiện nay bị trộn rất nhiều bột keo nhựa để tăng độ dẻo, không bị gãy, vì thế khi đốt lên chúng ta ngửi thấy mùi khét, gây ho và viêm xoang, viêm họng. Một số nơi ở miền Bắc nước ta có dùng hương tẩm nước hoa, khi đốt lên mùi cũng rất hắt và độc hại. Ban nghi lễ của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có một thay đổi khá thú vị, đó là đốt trầm viên thay cho hương. Cảnh tượng khói bốc mù mịt, cay mắt dần sẽ được thay thế bằng những làn khói nhỏ, thơm ngát hương trầm. Tiến đến, Giáo hội Phật giáo chúng ta bằng mọi cách cần loại bỏ được tục đốt vàng mã. Trong ba tạng kinh điển của Phật giáo không có một câu nào khuyên con người đốt vàng mã cả. Nói như Hòa thượng Tố Liên: “Nếu ai tìm ra một câu nói về đốt vàng mã trong kinh Phật thì ta tình nguyện xuống địa ngục”. “Không đốt vàng mã” là mơ ước xa vời của chúng tôi nói riêng và ngành bảo vệ môi trường nói chung. Nhưng nếu làm được điều này, mỗi năm nước ta sẽ tiết kiệm được hơn 1000 tỷ đồng tiền mua vàng mã để đốt, tiết kiệm nhiều tỷ đồng tiền bảo vệ môi trường, quan trọng hơn quả đất sẽ thọ thêm được nhiều năm tuổi.

Cúng Phật chỉ cần cúng hoa thơm, quả sạch, nước tinh khiết, xôi chè hoặc cơm trắng, không cần cúng thức ăn khác.

Nên dọn dẹp bát hương, nhổ chân hương hàng tuần hoặc hàng tháng, chỉ để khoảng 3 đến 5 chân hương, cắm đều và thẳng. Bàn thờ cũng nên quét dọn lau chùi (kể cả tượng và bát hương) hàng ngày hoặc ít nhất hàng tuần, không phải mê tín sợ động sợ chạm gì cả.

Bát hương, tượng Phật có thể xê dịch để lau chùi, miễn sao sau đó đặt lại ngay ngắn chỉnh tề, đúng vị trí là được. Để riêng một số khăn sạch chuyên để lau chùi tượng, bát hương, ban thờ, giặt khăn bằng nước sạch không cần nước thơm (ngũ vị hương), vì nước thơm có màu thường làm úa màu tượng, nhất là các tượng màu trắng.

Các đồ thờ trên ban thờ phải sắp xếp gọn gàng, ngay hàng thẳng lối, không so le, thò thụt, nên sắm đồ thờ đối xứng nhau cho đẹp, bên trái bên phải hai thứ cân nhau. Ban thờ càng sạch sẽ, trang nghiêm thì phước đức có được từ việc thờ phụng của chúng ta càng lớn!

Thờ phụng không cần phức tạp, không cần bày nhiều đồ chỉ thêm khó quét dọn.

Không có ai đặt ra cái lệ là đến 23/12 AL mới nhổ chân hương, dọn dẹp ban thờ cả, cũng có thể xuất phát từ việc lười biếng quét dọn ban thờ mà thôi. Phật, Bồ tát, Thần, Thánh, Tổ tiên…không ai muốn ở bẩn cả. Cứ thử 3 ngày chúng ta không tắm xem sao? Vậy tại sao cứ để ban thờ bụi bẩn, nhớp nhúa qua năm chầy tiết mãn như vậy? Họa – phúc là do nghiệp duyên của mỗi người, không liên quan gì đến việc động chạm bát hương hay đồ thờ. Quan niệm “không động bát hương” chỉ có ở một số nơi miền Bắc nước ta thôi, ở những nơi khác họ vẫn nhấc bát hương và tượng thờ để lau chùi hàng ngày hoặc hàng tuần. Điều đáng mừng là hiện nay tại miền Bắc nước ta, đã có nhiều Phật tử đã không còn lo lắng chuyện “động chạm bát hương, tượng thờ”, họ bao sái lau chùi ban thờ, bát hương, tượng thờ hàng ngày hoặc hàng tuần. Đây là một việc làm hết sức lợi lạc, thực tế và tích được nhiều phước, cần phổ cập rộng rãi cho nhân dân. Trách nhiệm này phần lớn thuộc về Tăng Ni, chỉ có Tăng Ni mới đủ hiểu biết cũng như tạo cho người dân sự tự tin để thay đổi một tập tục vốn đã bền sâu gốc rễ trong xã hội. Đề cao tính “nhân bản” chính là tạo nền tảng để phát triển Phật tính vốn có của mỗi chúng sinh. Bố thí sự “không lo sợ” (vô úy thí) hơn gấp vạn lần bố thí của cải vật chất, phước đức cũng gấp bội phần. Kính xin những người con Phật quan tâm hơn nữa vấn đề này.

Chữ “phụng” trong “thờ phụng” nghĩa là tôn sùng, cung phụng, lo toan, hầu hạ, kính cẩn, dâng cúng. Vậy chúng ta cứ để hương tàn bàn lạnh, nến đổ đèn xiêu, bụi dày hoa héo… như thế thì “phụng” ở đâu? Làm gì có phúc, ngược lại chỉ có họa mà thôi các bạn ạ.

Ban thờ càng sạch sẽ, trang nghiêm thì phước đức có được từ việc thờ phụng của chúng ta càng lớn!

Thờ phụng không cần phức tạp, không cần bày nhiều đồ chỉ thêm khó quét dọn. Ban thờ đầy đủ chỉ cần có: bát hương, mâm quả, lọ hoa, chóe nước (có nơi gọi là Ché hoặc Tìm), đèn điện thắp sáng thường xuyên là được. Cúng Phật chỉ cần cúng hoa thơm, quả sạch, nước tinh khiết, xôi chè hoặc cơm trắng, không cần cúng thức ăn khác. Cỗ cúng thần thánh hoặc gia tiên cũng chỉ cần đơn giản, chay mặn tùy hoàn cảnh nhưng khi đã mời Tăng Ni đến cúng thì nên cúng chay, vì tụng kinh, trì chú, niệm Phật trước một mâm toàn cá thịt thì thật không hay và mất hết ý nghĩa. Tổ tiên ông bà cũng chỉ nhận tấm lòng của chúng ta mà thôi. Cỗ sau khi cúng là để phục vụ người sống chứ ông bà đâu có ăn được gì! Sát sinh hại mạng chỉ gây thêm nghiệp giết hại cho cả tổ tiên lẫn con cháu, âm dương đều tổn hại, cần nhận thức đúng đắn để tránh tạo tội đáng tiếc. Cúng chay, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, phóng sinh…là những việc làm “âm dương lưỡng lợi”. Tại sao chúng ta lại không làm mà nhất định phải giết gà mổ lợn?

Trên đây là một số điều mà tôi nghĩ là cần thiết, muốn chia sẻ cùng độc giả. Mong toàn thể quý vị quan tâm đúng mức đối với việc thờ phụng, vừa có ý nghĩa trong khuôn khổ luân lý đạo đức, vừa hợp với thực tế, khoa học, tránh xa mê tín dị đoan. Đó chính là mục đích mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này! Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!

Một thời tiệm may Sài Gòn

Sài Gòn từng có một thời các tiệm may ăn nên làm ra. Không biết thuở hoàng kim của nghề thợ may khởi phát từ lúc nào nhưng vào thời...

Chuyến xe đò cuối năm

Sự di chuyển trở nên càng ngày càng khó khăn nguy hiểm. Nay đắp mô, mai gài mìn! Thôi năm nay con khỏi về ăn Tết với Ba và các...

Nữ hiệu trưởng cuối cùng của trường Đồng Khánh

Cách đây 50 năm (1967). “Nàng trang điểm thật lộng lẫy. Nàng tạm từ bỏ nét trầm lặng thường nhật, giữ một vẻ mặt thật tươi để chung vui cùng...

Đàn guitar phím lõm

Guitar phím lõm còn có các tên gọi khác như: guitar vọng cổ, guitar cải lương, lục huyền cầm. Đó là loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được...

Xe gắn máy tại miền Nam trước 1975 (Phần 2)

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn...

Những bức ảnh xưa cũ về thành phố Pleiku

Tỉnh Gia Lai không chỉ hấp dẫn bởi thiên nhiên hùng vĩ cùng bản sắc văn hóa núi rừng Tây Nguyên, mà còn có thành phố Pleiku. Thành phố này mang...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Theo học giả An Chi: “Câu này bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu” [狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò), thường nói tắt thành “thú khâu”...

Những điều bạn cần biết về Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình có kiến trúc hoàn hảo, quy mô bậc nhất, góp phần định hình kiến trúc, diện mạo của Thủ đô Hà Nội...

Loạt ảnh về trại trẻ mồ côi Sài Gòn trước 1975

Theo ước tính có khoảng 200.000 trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Một phần rất lớn trong số đó có bố là lính Mỹ. Sơ Theresa...

Xe không chạy trên sông sao gọi xe đò?

Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp cách nay hai mươi năm. Trong...

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873 (Kỳ 1)

Tháng mười, năm Quý Dậu (1873), tức là năm thứ hai mươi sáu đời vua Tự Đức, trước đây tám mươi năm, quân Pháp đã đánh thành Hà Nội. Nguyễn...

Exit mobile version