Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao?

Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục này phổ biến ở Bình Trị Thiên và một số địa phương ngoài Bắc, còn ở Nghệ An, Hà Tĩnh thì trừ trường hợp ở rể, nói chung con gái không được sinh đẻ ở nhà cha mẹ mình.

Con gái mới lớn lên, mới sinh lần đầu tiên, trẻ người non dạ, chưa biết đi đứng, ăn uống, tắm giặt, kiêng khem ra sao, hơn nữa trong người yếu khoẻ ra sao muốn nhờ vả mẹ chồng hoặc chị em nhà chồng cũng ngần ngại, khó nói hơn với mẹ đẻ và em út mình. Còn những lần sinh sau đã có kinh nghiệm, có thể tự mình giải quyết được nhiều việc.

dạy con

Phong tục, “Con so về nhà mạ” là một phong tục hay nhưng muốn giải quyết được êm đẹp cũng phải có thu xếp: Gần ngày ở cữ, mẹ chồng hoặc chàng rể sang quê ngoại thưa chuyện trước, nếu có khó khăn về kinh tế hoặc đường xá xa xôi cách trở cũng cần thảo luận với nhau về trách nhiệm cho thoả đáng, sau khi mẹ tròn con vuông, cháu cứng cáp, chàng rể cũng cần sắm một số lễ vật, nhằm ngày tốt sang tạ ơn gia tiên bên ngoại và ông bà ngoại để xin đón vợ con về. Ông bà ngoại còn cẩn thận đánh dấu vôi hoặc nhọ nồi ở trán cho cháu và các thứ bùa phép khác để các thứ tà ma ác quỷ không dám đến quấy rối cháu dọc đường.

ở Nghệ Tĩnh lại có phong tục ngược lại: Cho là sinh dữ tử lành, ngoài con dâu ra, không ai được quyền sinh trong nhà. Con gái về nhà mạ, nếu nhỡ đến kỳ động thai, trở dạ, không kịp trở về nhà chồng, sợ sinh nở dọc đường thì bố mẹ phải dựng tạm chiếc lều ở góc vườn, hoặc nếu không kịp, thì ra chuồng trâu mà đẻ.

Thiết nghĩ không cần phân tích, bạn đọc cũng thấy được phong tục nào hợp tình lý hơn.

Trường hợp đã mồ côi mạ, về nhà mạ thiếu người chăm nom thì con so cũng về nhà chồng.

Mạc Đăng Dung và triều đại nhà Mạc (1527-1592)

I. Tranh luận về việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội – Triều đại Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh  Đầu tháng 6/2015 Sở VHTT&DLHà...

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 1

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Những chuyện lạ quanh ca khúc “Chủ nhật buồn”

Trong lịch sử âm nhạc thế giới, một tác phẩm âm nhạc một thời đã gây chấn động mạnh trong một bộ phận thanh niên châu Âu; đó là ca...

Sự thật về vị vua bị người đời gọi là Trư Vương Tương Dực Đế

Tương Dực Đế còn có tên là Dinh hay Trừu, là cháu của Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Tân, ở ngôi 8 năm, thọ 24 tuổi. Sử...

Người Minh Hương ở Sài Gòn

Thiên phục khả phong (Hoành phi trong đình Minh hương Gia Thạnh) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ...

Chùm ảnh hiếm về Quy Nhơn năm 1968

Trong thời gian đóng quân ở Quy Nhơn năm 1968, cựu binh Mỹ Walter Hart đã ghi lại những bức ảnh ấn tượng về cuộc sống ở thị xã ven...

Nghề Làm Báo Trước 1975

Khi bước chân vào nghề báo, người yêu nghề phải biết lựa chọn 1 trong 2 cách để tiến thân: – Thứ nhất: kinh qua các trường lớp chuyên nghiệp để...

Đều như vắt tranh là gì?

Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh". Nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được. Nguồn gốc...

120 năm lịch sử của logo Pepsi

Pepsi là thương hiệu nổi tiếng, dễ nhận biết và đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Theo thời gian, các xu hướng mới đã dẫn đến những thay đổi...

Ca Dao, Dân Ca, Kinh Xáng, Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long, phần đất cuối cùng của tổ quốc, chặng đường chót của cuộc Nam tiến mở rộng cõi bờ, nơi có điều kiện khí hậu thuận...

Tết xưa của người Tràng An

Tết xưa của đất Tràng An mang phong vị rất riêng, ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ. Tết nay đến rồi, dư âm của Tết...

Ngày xưa có một chợ sách…

Một mảnh vỡ của Sài Gòn sôi động Ở khu sách cũ của Đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1 hiện giờ có một người bán sách ngoài 60 tuổi,...

Exit mobile version