Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lễ cúng giỗ vào ngày nào?

Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống (tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng “trẻ dôi ra, già rút lại”, vậy nên chết trẻ thì cúng giỗ đúng ngày chết, còn người già thì cúng trước một ngày. Vậy có câu hỏi: “Người trung niên chết thì cúng vào ngày nào”?

Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên ngày trước, “Lễ Giỗ” gọi là “Lễ chính kỵ”: chiều hôm trước lễ chính kỵ có “Lễ tiên thường” (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn “Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ”, buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương. Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi.

Kết luận: Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.

Một cái nhìn về nghệ thuật thư pháp Việt thời hiện đại

Trong những năm gần đây, ở nhiều nơi trên khắp đất nước, “thư pháp chữ Việt” “thư pháp Quốc ngữ” (chữ Latinh) đã bắt đầu khởi sắc và trở thành...

Có hay không Vòng luân hồi?

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại... Từ hàng nghìn năm nay,...

Hãy biết ơn đời!

Có một cô gái rất hận đời vì cô bị mù. Cô thù ghét mọi người, trừ người bạn trai của mình. Anh luôn ở bên cô và chăm sóc...

Câu Chuyện Lập Nghiệp Của Ông Chủ Rạp Hưng Đạo Xưa

Ba Ngày Tết người dân Sài Gòn hay đi coi hát cải lương ở đây nhưng ít ai biết ông chủ Rạp Hưng Đạo ngày xưa lập nghiệp như thế nào Năm 1940...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Dẫn Nhập – Ðại lược về Khoa cử

"Sĩ nhiều thì nước thịnh mà con đường tìm người tài giỏi, chọn lựa được nhiều nhân tài thì không phép nào bằng Khoa cử." Phan Huy Chú, Khoa Mục...

Đền thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu

Đền Tiên là ngôi đền thiêng, tọa ngự trên địa bàn phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì. Đây là ngôi đền thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu, hay còn gọi...

“Đại Cồ Việt” là quốc hiệu có thật

Trên Trang Việt Hán Nôm (fanzung.tk), tác giả Phan Anh Dũng có bài “Góp thêm một ý về quốc hiệu Đại Cù Việt”, cho rằng “Cù Việt" cũng có thể...

Đời sống ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 qua ảnh

Pierre Dieulefils (1862-1937, người Pháp) là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội cuối thế...

Có hay không chế độ phong kiến ở Việt Nam?

Từ trước đến nay, có rất nhiều tác giả viết và bàn về hai chữ  Phong kiến. Họ  phân tích, đối chiếu với lịch sử để tìm cách minh định :...

Tuổi thơ vùng Tân Định – Đám lau nhau xóm Mayer

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Tuổi thơ tôi và tiếng hát Thanh Thúy

Hồi đó, ở một cái xóm nhỏ trong Cư xá Đô Thành, có một cái xóm nhỏ đi ra đường Cao Thắng. Nơi đó tôi đã có những năm tháng...

Gốm Phù Lãng – một nét Kinh Bắc xưa

Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng gốm Phù Lãng một thời nhộn nhịp trên bến dưới thuyền. Ngày nay về đây, du khách vẫn vô cùng háo hức...

Exit mobile version