Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao, tại sao và tại sao?

-Tại sao có tục đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng đôi đũa trên bát cơm, cài quả trứng vào giữa hai chiếc đũa rồi thắp hương đặt lên trên đầu người chết suốt trong thời gian chưa nhập quan?

-Tại sao người ta cắm một cái cọc bằng kim loại suốt chân giường người chết?

-Tại sao khi chưa nhập quan, người ta luôn luôn thắp hương nến (nếu không có nến thì thắp ngọn đèn dầu) cho đến khi hạ huyệt không để tắt hương đèn?

-Tại sao hai bên hương án, phía gần kề áo quan, người ta đặt hai cây chuối con?

-Tại sao có tục dựng bó đuốc to ở giữa sân vào ban đêm trước lễ an táng (nếu để qua đêm), con cháu và thân nhân túc trực quanh linh cữu (lễ “Chúc thực” ban đêm, nghĩa là “lễ trồng bó đuốc”?)

-Tại sao có tục kiêng ngăn người nhà không được đứng cạnh thi hài mà khóc, tránh nhỏ nước mắt vào thi hài?

– Tại sao sau lễ nhập quan phải đốt lỗ hung (lỗ đào ở chính giữa giường người mới chết nằm khi chưa nhập quan. Chất đốt có thể dùng trấu, than , củi hoặc giẻ rách…).

-Tại sao lễ tang là việc buồn lại đốt pháo? (Tục này chỉ có ở thành phố đối với người già).

-Tại sao phải nhốt mèo khi nhà có người mới chết ?

-Tại sao khi người chết trong nhà, người ta phải trèo lên mái nhà dỡ một vài viên ngói, hoặc lá tranh (đối với nhà bịt nóc và ít cửa)?

Những câu hỏi trên cùng có chung một câu trả lời: Đó là kinh nghiệm dân gian,dùng phép thuật điều hoà khí âm dương, thu hút tà khí để phòng chống hơi lạnh và phòng xa hiện tượng “Quỷ nhập tràng”. Xuất phát từ kinh nghiệm, dần dần bắt trước nhau trở thành phong tục.

Dùng khói lửa, ánh sáng mặt trời (đốt hương, nến, đèn, đuốc, than, trấu, dỡ mái nhà, mở rộng cửa, đào lỗ hung, đốt pháo…) để triệt tiêu hơi lạnh. Dùng bát cơm, quả trứng, cây chuối… để thu hút hơi lạnh (nếu bổ đôi quả trứng, có nhiều lòng đỏ đã trở nên xanh thẫm giống như những quả trứng dùng để đánh gió.). Nhốt mèo để đề phòng mèo nhảy qua xác chết, kiêng khóc nhỏ nước mắt vào thi hài hoặc cắm cọc kim loại dưới giường người chết, dỡ mái nhà… là những thuật triệt tiêu luồng điện âm dương hút nhau.

Ngoài ra, những người đến dự lễ tang, nhất dự khâm liệm còn có những thuật khác để phòng chống hơi lạnh như ngậm gừng sống, uống nước lá nhót, ăn trầu và xông khói vỏ bưởi, bồ kết trước và sau khi đến lễ tang.

Xứ Nam Kỳ giai đoạn 1921 – 1935

Trường nghề ở Gia Định, trẻ mồ côi tại nhà tế bần Cù Lao Giêng, chợ rổ rá Suối Sâu… là loạt ảnh tư liệu quý giá về xứ Nam...

Đá cá lăn dưa là gì?

Người Nam Kỳ gọi những thằng láo cá lưu manh, kiểu như ăn giựt, tiểu yêu trong xóm làng là cái đồ ..." Đá cá lăn dưa" Đây là câu...

Loạt ảnh tuyệt đẹp về Sài Gòn 1967-1968

Phó nháy người Mỹ John Beck đã ghi lại nhiều hình ảnh chất lượng cao về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1967-1968. Những bức ảnh này được scan...

Người có tiền đồ là người có đại khí

Tiền đồ, sự nghiệp và hoàn cảnh tương lai của một người là có thể nhìn ra được. Vậy làm thế nào để xem xét tiền đồ tương lai của...

Hai câu chuyện ngắn về bài học trong cuộc sống

Văn hóa truyền thống là một kho tàng đồ sộ những câu chuyện về luân lý, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với mục đích...

Câu đối trong xã hội An Nam

Vào những ngày giáp Tết, tại các khu chợ của địa phương và trên những vỉa hè ở thành phố, người ta lại thấy xuất hiện những gian hàng tuyệt...

Vài chuyện bia tứ xứ

Bia nâu và bia đen Bia nâu có màu sẫm (đôi khi thêm chút màu đen) do mạch nha, rang đậm hơn plus torrifié để tạo ra một loại bia nâu. Bia...

Hình ảnh xưa Ông Petrus Trương Vĩnh Ký và gia đình

Hình do Emile Gsell chụp, chưa rõ năm nào, in trong cuốn sách hình “Chuyến du lịch bằng đường biển từ Ai Cập đến Đông Dương” xuất bản năm 1880....

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

Ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó....

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 3 – Khảo quan

Thời Trần, Hồ, sử sách chép vài chi tiết về thi Hương nhưng không chép về việc cắt cử khảo quan đi chấm thi. Sang thời Hậu Lê tuy có,...

Lính Khố Xanh & Khố Đỏ

* Đây là loạt bài về lính thú thời xưa, bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt Nam trong thời Pháp thuộc được chia thành...

Exit mobile version