Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất ngừng quay?

Trái Đất của chúng ta vẫn luôn luôn quay xung quanh Mặt Trời và tại xích đạo, tốc độ quay lên tới 1.609km/h. Chỉ trong một vòng quay, Trái Đất đã di chuyển được quãng đường lên tới 940km/h.

Nhưng tại sao chúng ta không cảm nhận được Trái Đất đang quay với tốc độ “chóng mặt” như vậy?

Nguyên nhân rất đơn giản, chúng ta và tất cả mọi thứ trên hành tinh này đang quay cùng một tốc. Điều này tương tự như khi bạn đang ở trên một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời với tốc độ và độ cao nhất định. Khi đó, bạn có thể đi lại trên máy bay nhưng không cảm nhận được sự chuyển động của nó. Để cảm nhận sự chuyển động của máy bay, bạn phải nhìn ra những đám mây bên ngoài cửa sổ.

Cách duy nhất để chúng ta cảm thấy sự chuyển động của Trái Đất là gió tát vào mặt. Tuy nhiên, toàn bộ khí quyển Trái Đất cũng di chuyển cùng với tốc độ của chúng ta nên việc này khá khó.

Nếu Trái Đất ngừng quay thì điều gì sẽ xảy ra?

Trái Đất tự quay về phía Đông và tất nhiên mọi vật trên cũng bị quay theo hướng đó. Nếu Trái Đất đột ngột dừng quay, mọi vật không được gắn cố định vào mặt đất sẽ bị cuốn về phía Đông với tốc độ hơn 1.600km/h.

Do bầu khí quyển cũng bị dừng lại theo Trái Đất, tạo thành những cơn gió có sức tàn phá như một vụ nổ bom nguyên tử, kèm theo đó là những cơn sóng thần cực lớn có thể nhấn chìm hơn 27km đất liền trong chưa đầy một phút.

Nếu Trái Đất ngừng quay, nó sẽ có một hình cầu hoàn hảo do chỗ phình ở xích đạo do lực ly tâm của chuyển động quay của Trái Đất tạo ra sẽ bị dẹt lại. Đại dương sẽ dịch chuyển về phía hai cực do nơi đó có lực hấp dẫn lớn nhất, khi đó trên Trái Đất chỉ có hai siêu đại dương và một đại lục địa ở giữa.

Một ngày trên Trái Đất sẽ không chỉ là 24 giờ như trước đây mà kéo dài đằng đẵng bằng 365 ngày. Trong đó, 6 tháng là nóng như thiêu đốt, 6 tháng còn lại chìm trong lạnh giá. Mặt trời sẽ mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông.

Trái Đất không còn được bảo vệ khỏi các tia vũ trụ độc hại do từ trường của nó bị suy yếu dần. Khi đó, sự sống hầu như không còn cơ hội để tồn tại trên Trái Đất.

Phụ nữ Sài Gòn xưa đẹp và sành điệu như thế nào

Váy suông, bó sát, váy xòe… du nhập vào các đô thị miền Nam những năm 60, 70 và nhanh chóng được phụ nữ đón nhận. Nhiều người đến Sài...

Nghề xe kéo

Xe kéo xuất hiện lần đầu tại Hà Nội năm 1883, do ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal cho phép đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau, Sài...

Mạc Đăng Dung có dâng đất cho nhà Minh hay không?

Xưa nay sử chép rằng Thái Tổ nhà Mạc là Mạc Đăng Dung đã cắt đất Đại Việt dâng cho nhà Minh để bảo vệ ngôi báu, lưu lại tiếng...

Người Việt có bị đồng hóa hay không?

Vấn đề nguồn gốc của người Việt từng là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm và không thực sự rõ ràng, nhưng thông qua các nghiên cứu di truyền,...

Kỷ niệm với nhạc sĩ Minh Kỳ

“Chiều mưa phố xưa u buồn, có ai mong đợi Một người biền biệt nơi mô, Để nhớ với thương một người…” Bài hát như những giọt mưa ngắn dài...

“Bàng hoàng” hay “bàn hoàn”?

“Bàng hoàng” là một từ rất quen thuộc đối chúng ta. Vì vậy, khi bắt gặp từ “bàn hoàn” ta không khỏi nghi ngại rằng đây là từ sai chính...

Ngâm đủ thứ rượu – Trào lưu mù quáng và bệnh hoạn

Các gia đình Việt thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Do kiến thức hạn...

Những tên phố cổ Hà Nội ít người hiểu nghĩa

Không nhiều người trẻ ngày nay có thể hiểu Lò Sũ nghĩa là gì, Hàng Chĩnh, Hàng Đẫy bán gì. Hà Nội có trên 40 tên phố bắt đầu bằng...

Chiến tranh Đại Cồ Việt – Đại Lý, một góc khuất sử Việt

Chiến tranh giữa nước Đại Cồ Việt thời vua Lý Thái Tổ và vương quốc Đại Lý là cuộc chiến mà ngày nay khá nhiều người trong chúng ta chưa...

Tục đốt vàng mã của người Việt

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy. Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn...

Về tên gọi Cochinchine/Cochinchina

Về tên gọi này, Wikipedia, bản tiếng Việt viết như sau: “Nguồn gốc tên gọi Cochinchine trong Pháp ngữ được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, giả...

Những chiếc đèn “Hoa Kỳ” đầy kỷ niệm

Đèn dầu cổ là một mặt hàng xuất hiện khá nhiều tại chợ đồ cổ ở phố Hàng Lược, Hà Nội mỗi dịp giáp Tết. Phía sau những chiếc đèn...

Exit mobile version