Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giải mã câu nói “vừa nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến liền“

“Nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đến” là câu nói cửa miệng rất phổ biến không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà ngay cả ở Việt Nam.

Có bao giờ các bạn thắc mắc rằng mình hay nói câu “nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đến” không? Thực sự thì bản thân mình có hiểu câu ấy là sao không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Xuất phát từ suy nghĩ Tào Tháo gian manh

“Nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đến” còn được dùng để hình dung Tào Tháo là người nhiều tai mắt, bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện trước mắt chúng ta và đây là người cần phải đề phòng. Tại sao xuất hiện cách nói này?
Điều này có liên quan nhiều đến tính cách, phẩm hạnh của nhân vật Tào Tháo. Mặc dù sống vào những năm cuối của nhà Đông Hán nhưng “Tam quốc diễn nghĩa” của thời Minh đã nhào nặn Tào Tháo thành một gian thần.

“Anh hùng thời loạn, gian tặc thời bình”.

Câu “danh ngôn” làm nên thương hiệu của Tào Tháo “thà ta phụ người trong thiên hạ còn hơn là người trong thiên hạ phụ ta” đã khiến người đời sau có ấn tượng rất xấu về Ngụy Vương họ Tào.

Cuối thời Đông Hán, khi Tào Tháo còn ít tuổi, trọng thần của triều đình lúc bấy giờ là Kiều Huyền đã chỉ vào ông mà nói rằng: “Anh hùng thời loạn, gian tặc thời bình”.
Khả năng nhìn người tài của vị trọng thần này, lịch sử Trung Quốc xem ra không có người nào hơn được.

Xuất phát từ một lần Tào Tháo cứu giá

Tào Tháo là một nhân vật có thật trọng lịch sử. Ông là nhà chính trị quân sự kiệt xuất cuối thời kỳ Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc – Là người có rất nhiều “tai mắt”, hành sự mau lẹ, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Trong dân gian lưu truyền rằng:

Trong lúc Hán Hiến Đế bị liên quân Lý Giác và Quách Tị đuổi bắt. Nhiều người hiến kế đề cử Tào Tháo, nói rằng Tào mới lập được công dẹp yên giặc khăn vàng ở Thanh Châu, nên có khả năng cứu giá. Trong khi thư vẫn chưa tới nơi, thì liên quân Lý Quách đã đánh đến. Trong tình thế vô cùng cấp bách, Tào Tháo đã hạ lệnh cho Hạ Hầu Đôn xuất quân hộ giá kịp thời, đánh tan quân Lý Quách. Sau đó Tào Tháo được phong thăng quan tước. Nên từ đó mới có câu:“Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến”.

Tuy nhiên, trong Tam quốc lại nói:
Sau khi Tào Tháo chinh phạt Đổng Trác, đã đảm nhiệm chức vụ thái thú Đông Quận. Lúc ấy giặc khăn vàng lại nổi lên ở Sơn Đông, ông cùng với Tương Bào Tín ở Tề Bắc chinh phạt quân Hoàng Cân, chiêu hàng hơn 30 vạn quân đầu hàng. Từ đó Tào Tháo uy danh ngày càng lớn, được triều đình phong chức làm Trấn Đông tướng quân.

Đổng Thừa, Dương Phụng sau khi hộ giá đến Lạc Dương, nhưng lo sợ Lý Giác, Quách Tị tới đánh chiếm, tấu xin Hán Hiến Đế gọi Tào Tháo vào triều, phụ trợ Vương Thất. Tào Tháo sau khi tiếp chỉ, điều hết quân ở Sơn Đông đến Lạc Dương hộ giá. Tào Tháo vừa tới thành Lạc Dương thì liên quân Lý Giác và Quách Tị cũng vừa kéo đến tấn công Lạc Dương. Từ đó mới có câu “Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến”, ý nói Tào Tháo đến cứu giá kịp thời.

Theo Khỏe & Đẹp.

Vì sao Sài Gòn có rất nhiều chợ mang tên cây cỏ kỳ lạ?

Giữa thời buổi hội nhập, khi những toà nhà hiện đại dần thay thế những hàng cây, cái tên Tây phương dần thay thế tên Việt, thì những chợ Vườn...

Ngựa và… Thẳng ruột ngựa !

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Quảng Trị năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Những chứng tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn ngổn ngang ở mảnh đất Quảng Trị năm 1992. Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực...

Truyền kỳ về Viên Thụ San – Vị thầy xem tướng lừng danh một thời

Xem tướng đoán mệnh là một chuyện kỳ diệu lạ lùng, thế nhưng, có người vẫn không để tâm, đặc biệt là những quân nhân trẻ tuổi tinh lực dồi...

Bồ đào mỹ tửu – Người tỉnh ta… sai?

Nhớ mang máng ngày xưa có lần được nghe thầy giảng Bồ đào mĩ tửu. Nghe như vịt nghe sấm. Chữ thầy trả thầy. Hôm nay xin vô phép hỏi thầy: –...

Tưới dưa cho người

Tống Tựu làm quan Doãn một huyện gần biên thuỳ nước Lương, chỗ giáp với nước Sở. Người đình trưởng ở biên thuỳ nước Lương cùng người đình trưởng ở...

Nức tiếng Quán mì Thiệu Ký (Tư Ky) hơn 80 năm giữa lòng Sài Gòn

Chẳng ai còn nhớ rõ món mì có ở Sài Gòn từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này theo bước chân di cư của người Hoa sang nước...

Ai là phản chúa?

Theo Kinh Thánh nói, trước khi đức chúa Jésus-Christ lại đến thế gian (có tiếng riêng là “tái lâm”), thì có Anti-Christ đến, – Anti-Christ dịch ra tức là kẻ...

Lời Đức Phật dạy về hôn nhân

Phật dạy hôn nhân chính là sự gặp gỡ đồng cảm giữa hai tâm hồn yêu mến nhau, quyết tâm cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình....

Ảnh khó quên về Việt Nam năm 1992

Trong hành trình xuyên Việt năm 1992, nhà báo – đạo diễn nổi tiếng người Pháp Raymond Depardon đã ghi lại nhiều hình ảnh chân thực về đất nước, con...

Bên trong nhà tù trăm tuổi khét tiếng Hà Tiên

Nhà tù này trước đây được gọi là khám Hà Tiên, do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1897 với chi phí 1.800 đồng Đông Dương. Nằm ở phía...

Du lịch Miền Nam trước 1975

Hồi hơn mười tuổi, tôi thường đến chơi bóng bàn với đứa bạn con một bác hàng xóm mà cả xóm gọi là ông Thầu vì bác làm nghề thầu...

Exit mobile version