Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giấy phép lái xe ra đời khi nào

Giấy phép lái xe đầu tiên trên thế giới đã được cấp cách đây hơn 130 năm, từ năm 1888.

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được giấy phép lái xe, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp Giấy phép lái xe, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

Giấy phép lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra. Một số quy định pháp luật ở các nước có hình thức xử phạt tịch thu giấy phép lái xe hoặc tước giấy phép lái xe có thời hạn hay không có thời hạn (giam bằng lái).

Trong lịch sử, Giấy phép lái xe cơ giới đã được cấp cho người phát minh ra ôtô hiện đại, Karl Benz, năm 1888. Vì tiếng ồn và khói bụi từ những chiếc xe của mình mà Benz bị khiếu nại, sau đó ông đã yêu cầu và nhận được sự cho phép bằng văn bản của cơ quan Ducal Grand Hotel để vận hành chiếc xe của mình trên đường phố công cộng.

Bằng lái xe tại Đức năm 1912

Đến năm 1910, ở Đức mới có chuẩn giấy phép lái xe có đào tạo học viên và trải qua sát hạch. Phụ nữ lúc đó quen với việc đàn ông là người sử dụng xe, có bằng lái và giao thiệp bên ngoài, nên việc họ lái xe được xem như là một điều lạ.

Điều này đã đảo lộn vào năm 1929, khi Lillie Elizabeth McGee trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên có bằng lái xe, và sau đó đã lên tới chức Giám đốc công ty về công nghiệp giao thông vận tải.

Quốc Phục Nam Của Người Việt

Áo dài khăn đóng của Nam giới là quốc phục của người Việt chúng ta, đương nhiên quốc phục được mặc trong những dịp lễ cổ truyền. Do đó cần...

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa

Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình...

Ông Khai Trí của ‘Sài Gòn, một thời vang bóng’

Cách đây 13 năm khi nghe tin ông chủ nhà sách Khai Trí Nguyễn Hùng Trương mất đi, giới yêu sách Sài Gòn ai cũng bùi ngùi thương mến. Ngày...

Những nhà thờ lâu đời ở Việt Nam

Nước Việt Nam không chỉ có nhiều ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo mà những nhà thờ  cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Đa phần những...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương một: Định kỳ – Phép thi

Thi Ðình mục đích để sắp đặt những người đỗ Trúng cách theo thứ bậc cao hay thấp chứ ít khi đánh hỏng. Trên nguyên tắc phải đỗ thi Hội...

Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra...

Đặt gạch có nghĩa là gì?

Từ “đặt gạch” từ này bắt nguồn từ thời bao cấp, người Việt Nam phải xếp hàng chờ cấp phát nhu yếu phẩm theo tem phiếu. Khi cần đi đâu...

Những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội hơn một thế kỷ trước

Quán bar của người Pháp, Nhà máy rượu đầu tiên của Hà Nội, chân dung một ông quan… là những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội trong ấn phẩm...

Bàn chuyện PHỞ ở Sài Gòn

Rất lạ là đất hủ tíu Sài Gòn lại có nhiều quán phở nổi tiếng. Có quán nổi tiếng vì trước 1975, có lần Chủ tịch UB hành pháp trung...

Người Việt nói tiếng Việt

Như tất cả các dân tộc khác trên thế giới, người Việt Nam có tiếng nói từ lúc bình minh lịch sử nhưng tiền nhân chúng ta không có chữ...

Tên các ngày trong tuần của Trung Quốc thời xưa

Kiến thức ngày nay, số 161, Chuyện Đông chuyện Tây, trang 112 có nói rằng sau khi tiếp xúc với phương Tây và áp dụng tuần lễ bảy ngày thì...

Vì sao có tục mũ gai đai chuối và chống gậy?

Tục đội mũ rơm quấn thật to quanh đầu, thắt lưng bằng dây gai, dây chuối ngày nay đã lỗi thời, nhiều nơi đã bãi bỏ, còn tục chống gậy...

Exit mobile version