Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hồi xưa, dân Sài Gòn gọi bồ là… con ghệ

Người Sài Gòn có những tiếng lóng rất đặc trưng một thời nhưng nay không còn thấy nữa. Như ba má được kêu là ông bà Bô. Con gái hay bồ thì kêu là ghệ. Đi uống bia nói là đi uống lade. 

Nhắc nhớ ngôn ngữ Sài Gòn một thuở

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng viết: “Những sinh hoạt, nghề nghiệp, lời ăn tiếng nói của một vùng đất, một thời đại hiện lên sinh động như một cuốn phim tư liệu. Đọc truyện thiếu nhi của Lê Văn Nghĩa mà có cảm giác như đọc sách biên khảo của Sơn Nam hay Vương Hồng Sển”.

Người Sài Gòn có những tiếng lóng rất đặc trưng một thời nhưng nay không còn thấy nữa. Như ba má được kêu là ông bà Bô. Con gái hay bồ thì kêu là ghệ. Đi uống bia nói là đi uống lade. Nhìn trộm bài của bạn gọi là cọp dê. Đi coi hát trốn vé gọi là coi cọp. Làm điệu bộ sang trọng gọi là lấy le, giựt le…

Ghệ là gì? Đối với người miền Nam hẳn đã vô cùng quen thuộc với từ ghệ, ghẹ, bồ hay gấu. Nhưng vẫn còn nhiều người thắc mắc về từ này. Để hiểu dõ hơn về nghĩa của những thuật ngữ quen thuộc này, các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Ghệ là gì?

Ghệ là tiếng lóng dùng để gọi người tình, người yêu hay bồ … với hàm ý thiếu tôn trọng. Bất ngờ hơn, từ này lại được bắt nguồn từ tiếng Pháp congaï (chữ i có hai chấm trên đầu) đọc là koŋ-gaj. Chúng ta đều biết nguyên thủy của từ này 100% là gốc Việt, và có nghĩa là con gái.

Từ con gái trong tiếng Việt vẫn được giữ nguyên gốc trong tiếng Pháp là hiện tượng không bình thường. Không riêng gì con gái, các từ pho (phở ), nuoc mam ( nước mắm ), ao dai (áo dài ),… vẫn giữ nguyên gốc khi chuyển sang tiếng Pháp.

Vì sao từ con gái lại được đọc thành con ghệ?

Thực ra trong thời kì Pháp thuộc chưa xuất hiện từ “ con ghệ”. Mãi đến khi quân đội Mỹ vào Việt Nam thay quân Pháp thì họ mới gọi girlfriend (bạn gái) người Việt của họ theo tiếng Pháp là congaï . Ngặt nỗi trong tiếng Anh hay tiếng Mỹ lại không có chữ i có hai chấm trên đầu như tiếng Pháp nhưng họ đọc chữ “ gai” theo kiểu Ăng – Lê (chữ “i” một chấm) thành [gej] (như chữ “gây” chứ không như nguyên gốc là chữ “gai” như tiếng Việt hay tiếng Pháp)!

Và thế nên con ghệ coi như là một thứ tiếng Anh “ bồi” để gọi những cô gái cặp bồ với các chiến binh Mỹ thời ấy! Cách gọi con ghệ trở thành cách gọi không tôn trọng vì lẽ đó.

Hiện nay cách gọi người yêu bằng con ghệ không còn phổ biến so với trước đây, vì phần đông mọi người đã hiểu ghệ là tiếng lóng không nên dùng. Tuy nhiên một số vùng ở Nam Bộ, nhất là miền Tây, từ này được dùng khá bình thường như một thói quen mà họ có thể chưa hiểu rằng từ này từng dùng để chỉ cho gái bao hoặc gái làng chơi.

Bài viết đã giúp các  bạn  gải đáp thắc mắc ghệ là gì rồi đúng không . Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hưu ích  để các bạn hiểu dõ hơn về những thuật ngữ dân gian quen thuộc này.

VÔ CẢM…

Sự vô cảm bầy đàn như mãnh thú Rình rập đời rừng rú xé lương tri Mang trái tim đong đếm riết chai lì Trong sâu thẳm vẫn hoang mang…...

Chân dung người Quảng Trị năm 1967

Trong thời gian đóng quân ở Quảng Trị năm 1967, cựu binh Mỹ Edward Palm đã thực hiện một loạt ảnh chân dung của con người ở mảnh đất miền...

Con đường trung tâm thương mại của Sài Gòn ngày trước

Cũng như Catinat (Đồng Khởi) và Charner (Nguyễn Huệ), một số nhân vật để lại dấu ấn trên đại lộ Bonard (Lê Lợi ngày nay) như bác sĩ Theodose Dejean...

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt

Trong phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và vài vị thần như Táo công, Thổ công, thần Tài…; ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành...

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu "Hướng dẫn thuyết minh...

Tại sao ngày xưa tất cả thầy cô dạy lớp 1 đều lớn tuổi?

Điều này có lý do mà không phải ai cũng biết. Các bạn nào trên 40 hoặc 50 tuổi thử nhớ lại coi thầy cô dạy mình  hồi lớp 1...

Vua Lê Thánh Tông và thời kỳ Hồng Đức thịnh trị

Thiên hạ thái bình, ngủ đêm không phải đóng cửa, lân bang e sợ phải thần phục và cống nạp, đó chính là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị của...

Những hình ảnh quý giá về Chợ Lớn năm 1950

Vào năm 1950, nhiếp ảnh gia Carl Mydans của tạp chí Life đã thực hiện một loạt ảnh sinh động về khu vực Chợ Lớn trong chuyến đi Việt Nam của mình....

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

Kim hoàn Kế Môn

Ở nước ta, nói đến nghề kim hoàn với bề dày phát triển và những người thợ tài ba thì không thể không nhắc đến Huế. Huế là kinh đô,...

Dân tộc Cơ Tu trên đường xây dựng văn hóa

Người Cơ Tu hay Ca Tu, Ka Tu, K’Tu, còn được gọi Ca Tang, Gao, Hạ, Phương là một dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn-Khmer chủ yếu sống ở Lào...

Hải quân Pháp “bẻ gãy” hạm đội hùng hậu của nhà Thanh ra sao?

Trung Quốc thời nhà Thanh từng dấn thân vào chiến tranh không chính thức với Pháp và phải nhận lấy kết cục thảm bại trên biển, dù lực lượng có...

Exit mobile version