Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lý do chiếc ghế nhựa luôn có một lỗ tròn ở giữa

Hay đi trà đá vỉa hè, hay ngồi những chiếc ghế nhựa xanh đỏ nhưng liệu bạn có biết vì sao trên chiếc ghế nào cũng có một cái lỗ tròn nhỏ ở chính giữa không?

Ghế nhựa là vật dụng quen thuộc với rất nhiều người: khi còn là học sinh thì ngồi chào cờ ở sân trường bằng ghế nhựa, uống trà đá vỉa hè ngồi ghế nhựa, rồi trong bếp, trong nhà tắm cũng thường có một vài chiếc để ngồi cho đỡ mỏi,…

Quen thuộc là vậy nhưng có khi nào bạn thắc mắc về chiếc lỗ tròn nhỏ ở chính giữa mặt ghế mà cái ghế nhựa nào, dù xanh hay đỏ, mặt tròn hay vuông, cao hay thấp cũng đều có không?

Không phải tự dưng mà nhà sản xuất lại phải mất công làm thêm một lỗ tròn nhỏ khi sản xuất ghế hoặc để… tiết kiệm nguyên liệu. Nhiều người còn nghĩ sâu xa rằng chiếc lỗ được tạo ra để ngồi cho đỡ bí và dễ… xì hơi, tuy nhiên lý do chính không phải như vậy.

Chiếc lỗ giúp việc nhấc ghế dễ hơn

Thứ nhất, chiếc lỗ chính là “cứu tinh” cho chúng ta khi muốn nhấc ghế ra khỏi một chồng ghế lớn, bởi khi xếp chồng nhiều chiếc ghế lên nhau cho gọn gàng, hai chiếc ghế liền nhau sẽ rất dễ bị dính chặt vào nhau do áp lực không khí.

Chắc chắn đã có không ít lần bạn gặp phải tình cảnh “dở khóc dở cười” khi cố gỡ hai chiếc bát hay cốc xếp chồng lên nhau, hai cái chậu dính chặt vào nhau,… và cả ghế nhựa đôi khi cũng bị dính chặt như vậy.

Trường hợp này khiến chúng ta nhớ đến thí nghiệm vật lý “bán cầu Magdeburg” đã từng được học: 2 nhóm, mỗi nhóm 8 con ngựa kéo hết sức mà vẫn không thể tách rời được hai nửa bán cầu bằng đồng xếp khít với nhau và được hút hết không khí bên trong.

Cũng tương tự như vậy, nếu ghế nhựa không có lỗ, sẽ rất khó để gỡ ra do hiệu ứng tương tự như chân không được tạo ra do khoảng trống giữa hai chiếc ghế bị nén lại. Do đó, chiếc lỗ sẽ giúp việc tách ghế ra được dễ dàng hơn.

Ngoài nguyên do trên, nhiều người còn cho rằng, chiếc lỗ sẽ giúp cho việc vận chuyển dễ dàng hơn vì người ta có thể luồn dây hoặc cây gậy vào để di chuyển cả chồng ghế mà không sợ bị tuột.

Tại sao chỉ thiết kế một lỗ mà không phải nhiều lỗ?

Một chiếc lỗ không quá to, không quá nhỏ sẽ là lựa chọn hợp lý nhất khi sản xuất ghế. Nó sẽ vừa đủ để không khí được thông suốt mà không ảnh hưởng đến kết cấu, độ bền của ghế. Nếu lỗ quá to hay nhiều lỗ sẽ khiến ghế chịu lực kém, dễ vỡ, nếu lỗ quá nhỏ thì chúng ta sẽ không thể đưa ngón tay vào để kéo ghế ra khi sử dụng.

Tại sao chỉ thiết kế lỗ tròn mà không phải vuông hay chữ nhật?

Trên thực tế, dạng tròn là bền vững nhất vì không có góc cạnh như hình vuông hay chữ nhật. Đối với hình vuông hay lỗ có góc nhọn, áp lực sẽ dễ tập trung ở góc cạnh và dễ dàng bị gãy vỡ, nứt… ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và người sử dụng.

Thêm vào đó, hình dạng tròn lại dễ tạo khuôn hơn, khả năng phân phối và chịu lực tốt hơn nên các nhà sản xuất thường hay lựa chọn.

Nguồn gốc câu “Lạy ông tôi ở bụi này”

“Lạy ông tôi ở bụi này” hay “lạy ông con ở bụi này”, “lạy thầy con ở bụi này” là một thành ngữ rất quen thuộc, dùng để nói về...

Triết lý sâu sắc từ câu chuyện Khổng Tử học đàn

Vào thời Xuân Thu, tại nước Lỗ có một bậc thầy về nhạc lý tên là Sư Tương. Đức Khổng Tử từng bái ông làm thầy dạy đàn cho mình....

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ?

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ? Cứ theo Lịch sử chữ quốc ngữ của Đỗ Quang Chính (Sài Gòn, 1972), thì...

Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay

Tối chủ nhật, mở chương trình truyền hình trên TV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên là “Phòng Trà...

Chùa làng quê

Cùng với đình làng, ngôi chùa làng là biểu tượng của làng quê đã có từ ngàn xưa khi người Việt Nam bắt đầu dựng nước. Nếu đình là nơi...

Bùi Viện – Người phát triển thủy quân dưới triều Nguyễn

Bùi Viện (1839 - 1878) là danh sĩ đời Tự Đức, hiệu Mạnh Dực, người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh...

Hình ảnh về nghề phát thư thời Pháp thuộc

Dưới chế độ quân chủ, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình. Người dân thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này...

Nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc

Tình hình nghiên cứu tiếng Việt, cụ thể là làm từ điển Việt ngữ trước Pháp thuộc, tức là trước nửa sau thế kỷ 19, như thế nào khi chữ...

Cuộc sống ở nông thôn Nam Bộ một thế kỷ trước qua tranh màu của Pháp

Người nông dân chăm sóc ruộng rau, thiếu niên chăn trâu, cụ ông thư giãn trên tấm phản… là loạt tranh màu được in trong cuốn sách của Pháp: “Chuyên...

Sử liệu Trung Quốc và chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

Một bộ phận học giới Trung Quốc thường đưa các trích đoạn từ sách này sách kia vào các luận văn bàn về vấn đề chủ quyền lịch sử Nam...

Huyền Trân Công Chúa, Người Con Gái Việt Đầu Tiên Qua Hải Vân Sơn

Nhà Trần kể từ Đức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn lịch sử cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh tôi thần, nên đã...

Vương quốc Phù Nam

Thông qua Trung Á vào thế kỷ II TCN, sứ bộ 張騫 Trương Khiên lần đầu tiên đã bắt đầu đặt mối quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và phương Tây....

Exit mobile version