Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao chúng ta hay quên những gì mình định nói?

Bạn đã bao giờ bước vào một căn phòng và đột nhiên quên mất mình đang định tìm cái gì, hay ở trong một cuộc họp và đúng đến lúc mình phát biểu thì bỗng dưng quên mất điều mình định nói? Đây không hẳn là dấu hiệu của tuổi già, thậm chí trẻ nhỏ cũng có thể rơi vào tình huống này…

Chúng ta hay bị rơi vào tình huống bỗng nhiên quên điều chúng ta nói khi nghĩ về nhiều việc cùng một lúc.

Một số người gọi đây là “làm việc đa nhiệm”.

Bạn đã bao giờ vừa đi vừa trò chuyện với một người bạn, hoặc vừa đi vừa bấm điện thoại? Đó chính là làm việc đa nhiệm.

Mọi người đều thường hay làm nhiều việc một lúc và chúng ta sẽ ngày càng thuần thục hơn khi chúng ta làm nhiều và liên tục.

Bộ não của chúng ta là một máy tính thực sự tuyệt vời, mạnh mẽ hơn bất kỳ máy tính thực sự nào, nhưng nó lại thường chỉ có thể tập trung năng lượng tinh thần vào một việc một lúc.

Bộ não là một trạm năng lượng

Hãy tưởng tượng bộ não của bạn như một nhà máy điện, cung cấp điện cho một số thành phố.

Nếu một thành phố thường xuyên rực rỡ ánh đèn vì được cung cấp rất nhiều năng lượng, các thành phố khác chỉ còn ít năng lượng hơn để hoạt động.

Tương tự như thế, bộ não của bạn có rất nhiều năng lượng chia sẻ vào một thời điểm. Nhưng năng lượng thường phân bố không đều cùng lúc.

Một bộ não “già hơn” (và có nhiều kinh nghiệm hơn) có nhiều năng lượng tinh thần hơn để chia sẻ cho các việc cùng lúc.

Đối với trẻ nhỏ, nhiệm vụ kép là có thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có thể khó khăn hơn một chút so với trẻ lớn. Đó có thể là lý do cho thấy trẻ nhỏ rất đơn giản và thường chỉ làm được một việc một lúc.

Khi chúng lớn dần, rất tự nhiên chúng bắt đầu xuất hiện nhu cầu làm hai cho đến nhiều việc một lúc. Khi ấy bộ não còn nhỏ và năng lượng tinh thần của chúng rất ít nên chúng có thể ngay lập tức làm một việc mà quên mất việc còn lại.

Đối với người trưởng thành, tuy năng lượng tinh thần lớn hơn nhiều, nhưng không phải lúc nào chúng cũng có thể chia sẻ cân bằng đủ cho các nhiệm vụ mà não và cơ thể cùng lúc thực hiện. Vì vậy, ai cũng có thể có những lúc bất chợt quên mất mình đang định nói/làm gì.

Tập luyện giúp hoàn hảo hơn

Chúng ta càng thực hành thuần thục các kỹ năng của mình (như đi xe đạp, chơi thể thao hoặc nướng bánh), chúng ta càng dễ có thể làm hiệu quả một việc khác cùng lúc.

Đối với một người chơi thể thao rất lành nghề (như một cầu thủ bóng đá), vừa tung bóng vừa nói chuyện với một người bạn khá là dễ dàng.

Kỹ năng đá bóng của họ rất tự nhiên đến nỗi họ không cần nhiều năng lượng tinh thần để làm điều đó, do đó có thể tập trung năng lượng vào việc khác.

Tuy nhiên, đối với một người chỉ đang học, việc tung hứng một quả bóng có thể đòi hỏi rất nhiều năng lượng tinh thần tập trung. Có lẽ sẽ không còn thừa nhiều năng lượng để nói chuyện.

Vậy tại sao tôi có thể bỗng nhiên quên mất mình đang định nói gì?

Câu trả lời là rất có thể bạn đang làm việc đa nhiệm ngay trước khi nói.

Có thể là do bạn đang nghĩ về những lời bạn muốn nói và những điều khác cùng một lúc. Hoặc có thể bạn đang tập trung lắng nghe trong khi nghĩ xem nên nói gì.

Đôi khi, bộ não của bạn không thể làm được hai việc phức tạp cùng một lúc. Bạn có thể không có đủ năng lượng tinh thần trong thời điểm đó.

Quên mọi thứ là bình thường đối với mọi người và có thể xảy ra khi bạn đang làm quá nhiều việc cùng một lúc.

Khi nó xảy đến với bạn, hãy hít thở sâu và thư giãn!

Có lẽ những từ đó sẽ trở lại với bạn sau này khi bạn giải tỏa đầu óc và tiếp thêm năng lượng.

My My (biên dịch)

Tác giả: Peter Wilson
Theo epochtimes.com

Bức tranh toàn cảnh về tiến trình lịch sử của vương quốc Champa

Dựa vào một số tư liệu cổ của Trung Quốc, Việt Nam, những bia đá tìm thấy ở Champa (mặc dù một số chưa được qui định rõ rệt ngày...

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải...

Tết xưa của người Việt

Một cái Tết nữa sắp đến. Trẻ con vẫn háo hức vì đứa nào đứa ấy đều chờ đợi để được diện quần áo mới, được lì xì. Còn những...

Người đặt tên cho đường phố Saigon trước 1975

Từ lâu, tôi đã khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Saigon và vẫn đinh ninh rằng đó là một công trình có sự đóng góp trí tuệ...

Tại sao lại gọi là “Tẩy” đá?

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nghe người nào đó xin kèm một “tẩy” khi gọi nước chưa? “Tẩy” này có phải ‘tẩy bút chì”, “tẩy chay” không nhỉ?...

Chữ “trăm phần trăm” (100%) ra đời như thế nào ?

“Dân chơi cầu ba cẳng” khi đã ngồi với nhau thế nào cũng phải trăm phần trăm (100%) . Cầu ba cẳng Số là thời chính quyền cũ đó, mỗi...

Lịch sử phát triển nông nghiệp ở Việt Nam cổ đại

THỜI NGUYÊN THỦY: GIAI ĐOẠN HÁI-LƯỢM, THUẦN DƯỠNG VÀ TRỒNG LÚA RẪY (18.000 -5.000 năm) I. TỔNG QUAN Lịch sử trồng lúa là một đề tài lớn trong khi thông...

Kiểm tra mù màu Ishihara

Kiểm tra mù màu Ishihara Sau đây là một bài test mù màu đơn giản Ishihara. Rất đơn giản các bạn chỉ cần nhận ra số bên trong mỗi hình tròn....

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương sáu: Chấm thi

Phép chấm thi thay đổi tùy thời, nhưng không ngoài mục đích kén chọn người một cách công bằng, thích đáng. Thời Nguyễn, để tránh gian lận tư túi, quyển...

2 nàng công chúa Việt tài sắc nhưng cả đời đau khổ

Xinh đẹp, tài năng nhưng đúng là hồng nhan bạc mệnh. Cuộc đời của những công chúa này chẳng những không hạnh phúc mà còn chịu nhiều khổ đau. Công...

Gia Định tam gia: Niềm tự hào của đất Sài Gòn – Gia Định

Cụ Võ Trường Toản, danh sĩ đất Gia Định, đã không ra làm quan với nhà Tây Sơn trong thời gian họ chiếm đóng vùng đất này. Cụ mở trường...

Nghĩa của từ “Thị” làm chữ lót trong tên của phái nữ!

Về vấn đề này, Lê Trung Hoa có cho biết như sau: “Chúng tôi đọc thấy một điểm đáng chú ý trong cuốn Les langages de l’ humanité của Michel...

Exit mobile version