Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao ngày xưa tất cả thầy cô dạy lớp 1 đều lớn tuổi?

Điều này có lý do mà không phải ai cũng biết.

Các bạn nào trên 40 hoặc 50 tuổi thử nhớ lại coi thầy cô dạy mình  hồi lớp 1 có phải rất lớn tuổi?

Trước 1975 tại miền Nam (phía Bắc thì tôi không biết) giáo viên vừa tốt nghiệp sư phạm  không bao giờ được giao dạy lớp 1. Chỉ những giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp mới được giao dạy lớp 1. (điều này còn duy trì đến những năm 1980). Tại sao?

Học sinh lớp 1 hoàn toàn chưa biết gì. Từ tư thế ngồi học, cách cầm cây viết, cầm quyển sách cho đến những kỹ năng khác… Tất cả đều mới bắt đầu được làm quen,  để từ đó  hình thành  kỹ năng riêng.

Đây là giai đoạn rất quan trọng của trẻ mới bắt đầu vào lớp 1, cho nên cần những nhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn còn phải có kinh nghiệm nuôi dạy con, sự tỉ mỹ, nhẫn nại… Điều này thì những thầy cô giáo tuổi đôi mươi ko thể đáp ứng. (tốt nghiệp sư phạm tiểu học chỉ tầm trên dưới 22 tuổi). Đó là lý do vì sao các thầy cô dạy lớp 1 thời đó đều lớn tuổi (già). Tôi nhớ thầy dạy lớp 1 của tôi là thầy Thạnh năm đó chắc phải trên 35 hoặc 40 tuổi.

Trong một trường học, giáo viên cũng rất ngại được phân dạy lớp 1 vì đây là lớp khó dạy nhất trong bậc tiểu học.

Tôi nhớ năm khi mới vào nghề (khoảng năm 1985), được phân dạy lớp 4. Một ngày kia, có một cô lớp 1 nghỉ dạy, tôi được điều dạy thay buổi học này.

Đến giờ học, sau khi giới thiệu bài, tôi vừa yêu cầu các em lấy tập vở ra ghi theo vừa quay người lên bảng ghi chép ngày tháng, tựa bài học. Lúc quay mặt trở lại, tôi thấy cả mấy chục học sinh đều ngồi im như tượng. Hơi ngỡ ngàn nhưng sau một phút định thần, tôi nhận ra đây là học sinh lớp 1, chưa biết viết biết đọc  gì cả… Thế là phải vận dụng kỹ năng dạy học sinh lớp 1, đi đến từng em, từng em,… Kết thúc buổi dạy hôm đó tôi mướt mồ hôi.

Giáo dục lớp một ngày xưa được chăm chút từ cách chọn thầy cô dạy như thế. Đó là chưa nói đến sách giáo khoa còn được chọn lọc kỹ càng hơn nữa.

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa?

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa? [caption id="" align="alignnone" width="640"] Alexander Synaptic[/caption] Những người châu  u đầu tiên phát hiện ra đảo...

Bạc sỉu, di sản Sài Gòn xưa

Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn có lẽ đi sớm hơn người Việt trong kinh doanh hàng quán, trong đó có cà phê. Cà phê cho giới bình dân...

Tìm hiểu về nguồn gốc của tộc người Hoa Hạ

Nguồn gốc của người Hoa Hạ là một vấn đề mà đa phần người Việt yêu thích lịch sử thời cổ đại của dân tộc quan tâm và mong muốn...

Thi cử bậc Phổ thông tại miền Nam ngày xưa

Sang xứ người đã vài thập kỷ, kỷ niệm thời học trò ngày càng lùi dần vào quá khứ. Bất chợt hôm nay có người nhắc lúc này đang là...

Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún,...

Mối tình Kim Cúc – Hàn Mặc Tử

Theo những tài liệu hiện có và theo sự dò hỏi của chúng tôi, từ các thân hữu còn sống của thi sĩ, những người đàn bà thi sĩ đã...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 1 – Từ Paris cậu Ba điện về – Ông Hội đồng đổi mới cửa nhà

Từ Paris cậu Ba điện sẽ về tháng tới Xứ Bạc Liêu - Ông Hội đồng đổi mới cửa nhà Mấy ngày nay, Nhà Lớn thật là rộn rịp. Nhà...

Quốc Học 100 năm

Tại cố đô Huế, 10-2016, trường THPT chuyên Quốc Học hân hoan kỷ niệm 120 năm thành lập. Trân trọng mời quý độc giả gần xa đọc lại Quốc Học...

Nhà Nguyễn và vụ án Mỹ Đường

Mỹ Đường tức Nguyễn Phúc Đán[1], tức Hoàng tôn Đán, là con trai trưởng của Đông cung Cảnh (Hoàng tử Cảnh), cháu đích tôn của vua Gia Long, người có...

Phẩm trật ông quan, phẩm giá con người

Phẩm trật (1) ông quan là phẩm trật có một đời, phận (2) có, khắc có. Phẩm giá con người là phẩm giá lưu truyền trăm đời, tự mình không cố...

Đình xưa làng cũ

Từ rất lâu, khi nói đến văn hóa làng - nét văn hóa của nông thôn người Việt, ai cũng liên tưởng đến những hình ảnh rất đặc trưng làm...

Exit mobile version