Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao thời xưa xử trảm phạm nhân vào giờ ngọ tam khắc?

Chúng ta thường thấy trong phim cổ trang Trung Quốc các phạm nhân đều bị xử trảm vào giờ ngọ tam khắc. Điều này có đúng không? Và tại sao người xưa lại hành hình phạm nhân vào thời gian này?

Người Trung Quốc cổ đại thưởng xử trảm phạm nhân vào giờ Ngọ ba khắc. (Ảnh minh họa)

Trước tiên hãy nói đến thời và khắc. Đây là 2 đơn vị thời gian của người xưa. Vào cổ đại, một ngày được chia thành 12 thời chân, mỗi thời chân chính là 2 tiếng đồng hồ hiện nay. Công thức chuyển đổi từ thời sang khắc khá phức tạp, bình quân mỗi thời chân chia thành 8 + ⅓ khắc, tức một khắc tương đương 14,4 phút.

Người cổ đại ngoài việc dùng bóng mặt trời để đo thời gian ra, còn sử dụng đồng hồ cát để tính thời gian.

Đồng hồ này được chia thành 12 giờ và được tính như sau: Giờ tý là từ 23h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau. Giờ sửu là từ 1h đến 3h. Cứ như thế cho đến cuối ngày là giờ hợi từ 21h đến 23h.

Như vậy giờ Ngọ là từ 11h đến 13h. Còn giờ ngọ tam khắc tương đương với 11h44 hiện nay. Vào thời điểm này, mặt trời nằm ở trung tâm của bầu trời, là lúc bóng trên mặt đất ngắn nhất, là thời điểm mà dương khí mạnh nhất.

Người Trung Quốc cổ đại cho rằng giết người là “âm sự”, dù cho người đó có bị trừng phạt đúng tội hay không thì hồn ma của họ có thể sẽ quấy nhiễu đao phủ và những người liên quan đến việc xử tử như phán quan, quan giám trảm, đao phủ. Vì thế hành hình lúc dương khí thịnh nhất thì âm hồn sẽ bị trấn áp, không dám xuất hiện. Đây là nguyên nhân chủ yếu người xưa quyết định hành hình vào “giờ ngọ tam khắc”.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa liên quan đến chính phạm nhân. Giờ ngọ tam khắc cũng là thời điểm tinh lực con người yếu nhất, kiệt sức nhất, dễ rơi vào trạng thái lờ mờ buồn ngủ nhất. Nếu xử tử lúc này, phạm nhân sẽ ít đau đớn hơn rất nhiều.

Hình luật triều Đường, Tống quy định: Mỗi năm từ tiết Lập xuân đến Thu phân, các tháng giêng, tháng 5, tháng 9, các ngày đại tế, trai giới, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày mùng một, rằm, thượng huyền, hạ huyền, những ngày “cấm sát” trong tháng (mùng một, mùng tám, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30) không được thi hành tử hình. Ngoài ra, còn quy định khi gặp thời tiết “mưa chưa tạnh, mặt trời chưa mọc” cũng không được hành hình.

Như vậy, theo quy định này, triều Đường, Tống mỗi năm có chưa đến 80 ngày thi hành án tử hình.

Đều như vắt tranh là gì?

Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh". Nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được. Nguồn gốc...

Những cuộc tàn phá và thảm sát của nhà Tây Sơn

Sự thất bại của quân Tây Sơn trước nhà Nguyễn thường được cho là vì cái chết của vua Quang Trung. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, tại sao Nguyễn...

Triều Nguyễn có đặt ra lệ “Bất Lập Trạng Nguyên” không?

Trong mục “Chuyện Đông, Chuyện Tây” đăng trên tạp chí Kiến thức Ngày nay số 260 phát hành ngày 10/10/1997, ông Trịnh Hồng Lĩnh sau khi đọc một số sách báo đã...

Ăn Trông Nồi, Ngồi Trông Hướng nghĩa là gì?

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc,...

Sách dạy nhiếp ảnh 1971 – Đường nét trong bố cục

Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tách vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục...

Sông Nước Kênh Rạch Miền Tây

Xuồng ba lá lách len rừng kênh lạch Rễ tràm ken như địa võng thiên la Cô gà nước, chú trích cồ, bìm bịp Cùng bay lên cất tiếng hót...

Hoàng Oanh kể về kỷ niệm với bài hát ‘Chuyến Tàu Hoàng Hôn’

Bài viết này được chính ca sĩ Hoàng Oanh viết, kể về câu chuyện nhỏ thú vị xung quanh bài hát bất hủ: Chuyến Tàu Hoàng Hôn. Ca sĩ Hoàng...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 17/25 – Trời và Ngày

Bạn Nguyễn Mạnh Côn cho biết rằng người Nhựt chỉ Trời bằng danh từ ngoại quốc mà họ đọc là SORA. Đành thế. Nhưng chúng tôi đâu có đối chiếu...

Tạp chí là gì? Tạp chí ra đời khi nào?

Ấn phẩm đầu tiên được gọi là tạp chí, là Erbauliche Monaths Unterredungen của Đức, được phát hành vào năm 1663. Đây là một ấn bản văn học và triết học, sau...

Truyền thông đại chúng và phẩm giá người nghèo

Trên các phương tiện truyền thông, khi mô tả cái nghèo khổ của người dân, nhất là những thảm họa, ta thường thấy những thông tin chi tiết về hoàn...

Vị tha không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi được tương lai

Đối với mỗi chúng ta, gặp đạo tặc là việc không ai muốn cả. Tuy nhiên đối với các bậc Thánh nhân mà nói, đó không nhất định là điềm...

Tả quân Lê Văn Duyệt có chống đối vua Minh Mạng nối ngôi vua Gia Long không?

Cho đến thời điểm hiện nay, khi nhắc đến Tả quân Lê Văn Duyệt, hầu hết đều cho việc vua Minh Mạng san bằng mộ của Tả quân Lê Văn...

Exit mobile version