Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao âm lịch Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau một ngày?

Tùy theo tháng trong năm mà âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch nhau một ngày. Trong khi đó, tại Việt Nam đang tồn tại song song cả lịch Việt Nam và Trung Quốc. Vì sao có sự chênh lệch này và liệu nó có ảnh hưởng gì tới các hoạt động tín ngưỡng tại Việt Nam nếu căn cứ vào âm lịch Trung Quốc?

Vì sao âm lịch Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau một ngày?

Trong bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ năm 2006, ông Trịnh Tiến Điều, trưởng Ban lịch nhà nước, giải thích:

– Trong năm 2006, ngày 25/6 dương lịch là ngày 1/6 âm lịch theo lịch Việt Nam, còn theo lịch Trung Quốc là ngày 30/5 âm lịch.

Tiếp đó, ngày 26/6 dương lịch là ngày 2/6 âm lịch theo lịch Việt Nam và là ngày 1/6 âm lịch theo lịch Trung Quốc. Sự sai lệch này kéo dài đến hết tháng sáu âm lịch, tức là từ ngày 25/7 dương lịch thì lịch âm của Việt Nam và Trung Quốc lại trùng nhau.

Hiện tượng này sẽ tiếp tục xuất hiện vào tháng giêng năm 2007 (năm Đinh Hợi). Cụ thể, ngày 17/2/2007 sẽ là mồng 1 Tết Nguyên đán theo lịch Việt Nam nhưng theo lịch Trung Quốc thì hôm đó mới là ngày 30 tết. Như vậy, năm 2007 Việt Nam đón tết âm lịch sớm hơn Trung Quốc một ngày.

– Thưa ông, vì sao lại có sự chênh lệch này?

– Nguyên nhân dẫn tới sự sai khác này bắt nguồn từ việc Việt Nam tính giờ bằng cách lấy giờ quốc tế +7, còn Trung Quốc tính giờ bằng cách lấy giờ quốc tế +8, từ đó dẫn tới sự chênh lệch khi tính giờ xác định lịch âm.

Trong lịch âm, ngày đầu tháng là ngày không trăng (gọi là ngày sóc). Ngày sóc tháng sáu âm lịch theo giờ quốc tế bắt đầu từ 16h06 phút ngày 25/6 dương lịch. Muốn tính ra giờ Việt Nam thì phải cộng thêm bảy tiếng nên ngày sóc tháng sáu âm lịch theo giờ Việt Nam bắt đầu từ 23h06 phút, vẫn nằm trong ngày 25/6 dương lịch.

Do đó, lịch Việt Nam ghi ngày 1/6 âm lịch ứng với ngày 25/6 dương lịch, tức là tháng năm âm lịch chỉ có ngày 29, không có ngày 30.

Trong khi đó Trung Quốc lấy giờ quốc tế cộng thêm tám tiếng nên ngày sóc tính theo giờ Trung Quốc sẽ bắt đầu từ 0h06 phút ngày hôm sau. Vì vậy, ngày 1/6 âm lịch của Trung Quốc không phải là ngày 25/6 mà đã chuyển sang ngày 26/6.

Sự sai lệch ngày âm lịch trong tháng giêng âm lịch năm sau cũng tương tự như vậy. Giờ sóc của tháng giêng năm sau theo giờ quốc tế là 16g15, cộng thêm bảy tiếng thì giờ Việt Nam là 23h15, vẫn là ngày 17/2 dương lịch nên mồng 1 tết sẽ trùng với ngày 17/2, còn Trung Quốc cộng thêm tám tiếng là 0h15 nên mồng 1 tết sẽ trùng với ngày 18/2.

Tuy nhiên, sang các tháng bảy âm lịch năm nay và tháng hai âm lịch năm sau thì ngày sóc theo giờ quốc tế tính ra giờ Việt Nam và giờ Trung Quốc đều vẫn nằm trong cùng một ngày dương lịch nên các tháng sáu âm lịch năm nay và tháng giêng âm lịch năm sau của Việt Nam sẽ có 30 ngày, của Trung Quốc chỉ có 29 ngày. Vì vậy, tháng bảy và tháng hai âm lịch sẽ không xảy ra sự chênh lệch.

– Sự chênh lệch giữa lịch âm của Việt Nam và Trung Quốc bao lâu sẽ lặp lại?

– Theo tính toán của chúng tôi, chu kỳ sai lệch trong tháng giêng âm lịch giữa lịch hai nước là 23 năm. Ví dụ năm 2007 xuất hiện sự sai lệch lịch âm trong tháng giêng. 23 năm sau, năm 2030 tiếp tục sai lệch và 23 năm tiếp theo, năm 2053 lại có sự sai lệch. Sau thời điểm này thì sự sai lệch không theo chu kỳ.

– Sự chênh lệch này có ảnh hưởng tới các hoạt động tín ngưỡng của người dân hay không, thưa ông?

– Hiện nay trong nhân dân có thể có hai loại lịch đang được sử dụng. 15 triệu lịch bloc in trong năm nay đều lấy số liệu lịch tại Ban lịch nhà nước nên lịch âm là lịch Việt Nam. Lịch điện tử của Trung Quốc sản xuất hay một số lịch in theo mẫu của Trung Quốc sẽ có lịch âm theo lịch Trung Quốc.

Tuy ngày âm trong hai lịch khác nhau nhưng ngày người dân thường xem đối với các hoạt động có tính chất tín ngưỡng gọi là ngày can chi. Mà ngày can chi trùng với ngày dương lịch, tức là ngày can chi của Việt Nam và Trung Quốc đều trùng nhau, không có sự sai lệch nên không ảnh hưởng.

Ví dụ ngày 25/6 dương lịch vừa qua là ngày 1/6 âm lịch của Việt Nam và là ngày 30/5 âm lịch của Trung Quốc nhưng đều là ngày Ất Dậu.

– Thưa ông, hiện nay những vấn đề nào đang đặt ra đối với lịch Việt Nam và thế giới?

– Hiện nay các nhà nghiên cứu lịch tại Việt Nam cũng như thế giới đều tính toán các phương án nhằm cải tiến việc thiếu ngày trong tháng hai dương lịch. Như ta đã biết tháng hai thường có 28 ngày, tháng hai nhuận có 29 ngày, trong khi các tháng khác 30, 31 ngày.

Sự khác biệt này gây ra những phiền toái nhất định. Ví dụ một người sinh vào ngày 29/2 thì ba năm sau không có ngày sinh nhật vì các năm đó tháng hai chỉ có 28 ngày. Thế nên có những người sinh vào 29/2 thì khoảng

3/4 cuộc đời không có ngày sinh nhật. Vì thế, các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã đưa ra hàng trăm phương án cải cách lịch mới sao cho khoa học, đơn giản và dễ hiểu nhất với mọi người.

Hiểu đúng về ‘chữ’ và ‘từ’ trong tiếng Việt

Một ngôn ngữ bao giờ cũng có hai phần, tiếng nói và chữ viết. Âm thanh là nền tảng của một ngôn ngữ chứ không phải chữ viết. Viết là...

Sự hưng thịnh và suy vong của đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Vào đầu thế...

Ai là tác giả sách Dã sử bổ di?

Sách Dã sử bổ di không ghi tên tác giả và năm soạn. Nguyên bản bằng chữ Hán, được Nguyễn Huy Thức dịch sang tiếng Việt (1). Sách được đánh...

Đồng dao và trò chơi trẻ em xưa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong một công trình nghiên cứu về kho tàng Folklore Việt Nam cho biết, theo quan niệm của  người Việt xưa, thì  không có...

Tranh thuỷ mặc Chợ Lớn

Thời gian qua, cùng với nhiều bộ môn nghệ thuật khác, nghệ thuật tạo hình Việt Nam ngày càng khởi sắc. Những năm gần đây, hàng loạt cuộc triển lãm...

Vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam xưa qua sách ‘Ký ức Đông Dương’

Vẻ đẹp đó là những nét sinh hoạt thường ngày, sự bình dị khi hoạt động mua bán, khi khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của từng...

Ngày xưa có một chợ sách…

Một mảnh vỡ của Sài Gòn sôi động Ở khu sách cũ của Đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1 hiện giờ có một người bán sách ngoài 60 tuổi,...

Ảnh hưởng của Phật giáo trong pháp luật thời Lý

Đạo Phật đã ảnh hưởng trong pháp luật thời Lý không những về lòng từ bi, lòng khoan dung mà còn ảnh hưởng về cách đối xử với phạm nhân...

Tìm hiểu “ÔNG GIÀ BA TRI”

*Miền Nam có thành ngữ “Ông Già Ba Tri” để chỉ mấy ông già gân, hổng ngán gì hết ! nhưng  không mấy người biết chuyện Ông Già Ba Tri Ông...

Bích Câu Đạo quán – nơi luyện phép trường sinh ở Thăng Long xưa

Dù ngày nay nước ta không còn bóng dáng các đạo sĩ tu tiên theo học thuyết Lão Trang, Bích Câu Đạo quán vẫn là chứng tích độc đáo về...

Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc

"Thọ mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc nhưng không rập khuôn theo Tầu....

Cuộc sống bên trong con hẻm trăm tuổi tại Sài Gòn

Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã...

Exit mobile version