Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao chúng ta hay thích đắp chăn đi ngủ, ngay cả khi trời nóng?

Rất nhiều người cảm giác khó ngủ khi thiếu chăn đắp, ngay cả khi thời tiết nóng nực. Dưới đây là một số lý do thú vị giải thích hiện tượng này.

Chăn giúp điều hòa thân nhiệt

Loài người là động vật máu nóng, tức là cơ thể có khả năng tự ổn định thân nhiệt, giúp chúng ta luôn ấm áp.

Tuy nhiên khi chúng ta rơi vào giấc ngủ sâu, sự kiểm soát cơ thể sẽ giảm đi, do đó chúng ta cần hỗ trợ từ vật bên ngoài.

Chiếc chăn là vật giúp cơ thể điều chỉnh và duy trì nhiệt độ cần thiết.

Do thói quen 

Thói quen cũng là yếu tố ảnh hưởng đến con người. Chúng ta thường sử dụng chăn từ nhỏ và điều ấy ăn sâu vào thói quen hàng ngày của chúng ta.

Do đó khi chúng ta lên giường và đắp chăn, cơ thể nhận được tín hiệu rằng đã đến lúc đi ngủ.

Chăn giúp giảm căng thẳng, lo âu

Serotonin là một chất hóa học tự nhiên trong bộ não và cơ thể đóng nhiều vai trò trong việc điều chỉnh tâm trạng, giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ và bình tĩnh.

Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo âu, chúng ta sẽ khó ngủ. Tuy nhiên khi cơ thể được chăn bao bọc, chất hóa học này sẽ sản sinh nhiều hơn, khiến những cảm giác căng thẳng, lo âu dần biến mất.

Chăn giúp chúng ta buồn ngủ

Chiêc chăn tạo ra một vi khí hậu, nó là lớp chắn khiến nhiệt độ bên trong không thay đổi nhiều.

Từ đó da của chúng ta được giữ ấm và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài.

Do đó chúng ta ngủ nhanh hơn, ngon hơn và giấc ngủ ít bị ảnh hưởng.

Chúng ta cảm thấy an toàn, được bảo vệ

Chăn kích thích cảm giác an toàn vì nỗi sợ hãi phổ biến nhất của chúng ta khi nhỏ là sợ bóng tối. Khi đó chúng ta thường dùng chăn để che phủ cơ thể.

Nó giúp đánh bay nỗi sợ và khiến chúng ta cảm thấy được bảo vệ. Cảm giác an toàn này vẫn tiếp tục khi chúng ta trưởng thành.

(Theo BS)

‘Mâm cỗ’ có cao hơn ‘tiếng chào’?

“Ở một xứ xa lạ, một nụ cười, một tiếng chào bỗng dưng làm trái tim ấm áp lạ. Ngẫm lại xứ mình, đôi khi chúng ta quên việc chào...

Nghiện rượu – Người Việt đang tự giết chính mình

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của bia rượu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, sự lạm dụng hai loại chất kích thích này có thể dẫn tới...

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên...

Người Việt xưa dạy phụ nữ đọc sách và có trách nhiệm quốc dân

Nữ huấn tam tự thư 女訓三字書 (AB.22), hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Sách chữ Hán, khắc in chân phương rõ nét, chỉ có chính văn chữ Hán,...

Đi dạo Sài Gòn xưa với Petrus

Bạn có biết ngày xưa ở vườn Tao Đàn có xóm Lụa? Đầu đường Đồng Khởi từng có xóm Hàng Đinh? Ngay Bến Bạch Đằng có bãi tắm riêng của...

Họa tiết con rồng của người An Nam

Trong số các con vật trang trí của người An Nam, bốn con vật siêu nhiên gọi là tứ linh chiếm vị trí đầu tiên. Đó là long (rồng), ly...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Hóc Môn, Bà Điểm Với 18 Thôn Vườn Trầu

Địa danh Hóc Môn, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu thông thường, người ta nói: ”Hóc là chỗ xa xôi vắng vẻ...

Mùa cưới và chiếc bánh phu thê xứ Huế

Huế không phải là vùng đất duy nhất trên cả nước có bánh phu thê (hay còn gọi là su sê) lá dừa. Bánh phu thê  có ở nhiều nơi,...

Chuyện về hai ngọn thác tuyệt đẹp của Đà Lạt bị con người bức tử

Thác Liên Khương và thác Gougah là hai ngọn thác kỳ vĩ nằm trên sông Đa Nhim, từng được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia. Tiếc là cả...

Những tình tiết ly kỳ về kẻ ám sát tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

1,5 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln (1809-1865) bị mưu sát, cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong...

I Tờ, Tờ i Ti. Le a La, Me er Mer, La Mer.

Nói đến Phong Trào Bình Dân Học Vụ vào những năm 1945, 1946, những người, năm nay đã thất Tuần khó mà quên được. Là một Phong Trào hết sức nhộn nhịp....

Cận cảnh bức tượng tinh xảo nhất của nền văn hóa Đông Sơn

“Người cõng nhau thổi khèn” là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống...

Exit mobile version