Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao không có quốc kỳ nào màu tím?

Mỗi quốc gia trên thế giới có một quốc kỳ riêng biệt nhưng hầu như không có một lá cờ nào có màu tím. Trong lịch sử cũng không có một hoàng tộc hay đế chế nào sử dụng màu tím trong biểu tượng của mình cả. Tại sao màu tím lại bị “kỳ thị” như vậy nhỉ?

Trong nền văn mình cổ đại Phoenicia, các thương nhân đã biết cách chiết xuất màu tím từ một loại sên biển sống ở dọc bờ biển Sidon và Tyre, thuộc Lebanon ngày nay để nhuộm vải. Và để tạo ra được 1gr thuốc nhuộm màu tím, người ta cần tới 10.000 con sên. Sau đó, do sự săn bắt quá đà của người Phoenicia, loài ốc sên biển này đã bị tuyệt chủng.

Do vậy, giá thành của nó không hề rẻ, chỉ có tầng lớp giàu sang, quý tộc mới đủ tiền để mua loại thuốc nhuộm này về nhuộm quần áo.

Từ đó, màu tím trở thành biểu tượng của sự giàu sang, quyền quý và danh giá nhất là tại Ai Cập, Rome và Persia (Ba Tư). Thậm chí, loại thuốc nhuộm này đắt tới mức không phải hoàng tộc nào cũng sẵn sàng chi tiền để sở hữu nó. Chính vì vậy, không một quốc gia nào có đủ tiền để in cờ có màu tím.

Mãi cho đến năm 1856, trong khi đang nghiên cứu cách điều chế thuốc chống sốt rét, William Henry Perkin nhà hóa học 18 tuổi người Anh tình cờ tìm ra công thức thuốc nhuộm tím. Nó đã giúp ông trở nên giàu có. Từ đây, hóa chất tạo màu tím được sản xuất với số lượng khổng lồ, giá thành rẻ hơn nhiều và trở nên đại trà đến nỗi ai cũng có thể sở hữu những bộ quần áo màu tím.

Dần dần quan niệm giàu có gắn với màu tím cũng mất đi. Dù vậy, vẫn rất hiếm có lá cờ nào có màu tím trừ những nước mới ra đời cùng với lá cờ mới của mình như Cộng hòa Nicaragua (1908), đảo quốc Dominica (1967), Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha (1931 – 1939),…


Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha.


Dominica.

Những mẩu chuyện đáng suy ngẫm về người Sài Gòn

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P2: Cuộc di dân lịch sử

Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục....

Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc

"Thọ mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc nhưng không rập khuôn theo Tầu....

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc...

Nốt ruồi trên mặt phụ nữ

Cùng xem vị trí 62 nốt ruồi trên mặt nữ giới thể hiện tính cách, tài năng, sở đoản hay mang tới điềm cát hung gì trong cuộc đời nhé. Vị trí...

Leng keng cà rem đổi dép

Tết nay trời đủng đỉnh lạnh. Tôi ngó ra ngõ, nom nắng chỉ đậu lưng chừng bên tường, ướp vàng vài ba ô gạch. Anh trai bảo, mùa này mà...

Món ăn dĩ vãng

Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của...

Bệnh viện Nhi đồng 2 trứ danh Sài Gòn xưa

Bệnh viện Nhi đồng 2 ở TP HCM có tiền thân là Bệnh viện Grall, một trong những bệnh viện lâu đời và có khuôn viên đẹp nhất của Sài...

Người Trung Quốc xưa đặt thứ gì vào trong miệng người chết?

Theo tập tục có từ xa xưa, người Trung Quốc thường đặt gạo hoặc ngọc vào trong miệng của người chết trước khi đem đi mai táng. Vì sao vậy?...

20 bức ảnh hiếm về Sài Gòn năm 1948 qua ống kính của Jack Birns

Đường Lê Lợi với những băng rôn quảng cáo phim chiếu rạp Làm việc cho tập chí LIFE, nhiếp ảnh gia người Mỹ Jack Birns đã thực hiện rất nhiều bộ...

Thói lười học của người Việt

Đọc cái chủ đề “Lười học” hẳn mọi người sẽ phì cười vì nào giờ chúng ta vẫn luôn được nghe rằng “người Việt có tinh thần hiếu học” và...

Về vấn đề láy từ trong tiếng Việt

I . Mở đầu Ví dụ ta lấy từ héo. Muốn làm giảm nghĩa của héo, ta có hai cách : - hoặc dùng cú pháp từ hơi, ta có hơi héo...

Exit mobile version