Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao lông mi trên dài hơn lông mi dưới?

Tất cả các loài thú có vú đều mang đặc điểm này, nhưng vì sao mi mắt trên và dưới lại khác nhau như vậy?

Lý do lớn nhất là để bảo vệ con ngươi của mắt. Ngoài ra, lông mi trên dài còn giúp chúng ta biểu hiện tình cảm và giao tiếp với mọi người.

Tác dụng bảo vệ của lông mi

Mỗi mi mắt trên của chúng ta có khoảng 90 đến 160 sợi lông mi, mỗi sợi dài khoảng 8 – 12 mm. Còn mỗi mi dưới có khoảng 75 sợi dài 6 – 9 mm.

Hai hàng lông mi kết hợp với nhau như lớp rèm bảo vệ, che chắn cho toàn bộ con mắt. Lông mi chắn bụi, côn trùng hoặc mồ hôi lọt vào mắt. Không có lông mi, mắt còn dễ bị khô và nhiễm khuẩn. Đó là lý do vì sao người không có lông mi phải chớp mắt nhiều hơn.


Độ dài hoàn hảo của lông mi là 1/3 bề rộng của mắt.

Đúng là có “độ dài lý tưởng” cho lông mi trên.

Ở cả con người và các loài động vật có vú khác, độ dài lý tưởng của lông mi là 1/3 chiều ngang của mắt. Nếu ngắn hơn hay dài thì gió sẽ dễ lọt vào mắt, như thế mắt sẽ bị khô hơn.

Cả động vật cũng có lông mi để bảo vệ mắt

Không phải chỉ con người mới có lông mi, tất cả các loài thú có vú như chó, mèo, voi, chuột đều có. Nhưng độ dài và độ rậm lông mi của chúng khác nhau tùy môi trường sống. Phần lớn các loài vật cũng đều có lông mi trên dài hơn lông mi dưới.

Những loài vật sống trong môi trường bụi bẩn thì lông mi bảo vệ mắt khỏi bị bụi bẩn bay vào. Chính vì thế lạc đà, chuột túi, voi và hươu cao cổ có đến vài hàng lông mi dài chứ không chỉ một hàng trên mỗi mí như chúng ta.


Hươu cao cổ có lông mi dài để ngăn bụi bay vào mắt.

Ở các loài gặm nhấm, như chuột cống, lông mi mọc quanh mắt và có tác dụng như những cảm biến. Nhờ đó, chuột có thể bảo vệ mắt bằng cách chớp mắt bất cứ khi nào chúng cảm nhận một vật thể lạ đến gần mắt.

Không chỉ thú có vú mà cả chim cũng có lông tơ ở gần mi mắt trên có tác dụng giống như lông mi.

Những sợi lông tơ này tạo thành bóng râm bảo vệ mắt của chim khỏi ánh sáng chói. So với thú có vú, những sợi lông giống lông mi này của chim có thể dài đến 2 cm, dày và xòe rộng ra xung quanh.

Những tác dụng khác của lông mi

Lông mi còn có một tác dụng quan trọng khác khi chúng ta gặp gỡ và trò chuyện với người xung quanh.


Lông mi giúp bạn thể hiện cảm xúc.

Người khác có thể nhận ra bạn đang mệt, ngạc nhiên hay quan tâm đến một vấn đề gì đó qua biểu hiện lông mi của bạn. Ngoài ra, chớp chớp hàng mi khi nói chuyện với ai đó cũng là một cách thể hiện bạn rất thích người đó. Hàng mi trên dài sẽ càng biểu hiện cảm xúc của bạn rõ hơn.

Đặc điểm của lông mi

Không giống như hầu hết lông ở những chỗ khác trên cơ thể, chân lông mi không có cơ điều khiển nên không bao giờ xuất hiện hiện tượng lông mi dựng đứng khi cơ thể nổi da gà. Lông mi thường là lông có màu sẫm nhất trên cơ thể, và không bao giờ bạc.

Người Ai Cập cổ đại đã biết dùng mỹ phẩm cho lông mi như nhiều người thời nay, cho dù họ sống cách đây những hơn 5.000 năm. Lông mi mỗi người lại khác nhau về số sợi, độ dày, độ cong, hình dáng và độ dài.

Lông mi trên thường cong hướng lên trên và mi dưới cong xuống dưới để khi chớp mắt chúng không bị mắc vào nhau. Nếu một sợi lông mi bị nhổ thì phải mất 8 tuần nó mới mọc lại, vì thế có lẽ tốt nhất là bạn không nên nhổ lông mi.

Loan-Phụng chứ không phải Long-Phụng?

Tại đám cưới người ta hay trang trí hai con vật Long và Phụng và bảo là tượng trưng cho sự hoà hợp vợ chồng (?). Tại sao thế được,...

Ngoại thành Hà Nội năm 1991 – 1992 – Phần 1

Khám phá làng gốm Bát Tràng, làng rắn Lệ Mật, làng tranh Đông Hồ, đền Cổ Loa, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Hương… năm 1991, 1992 qua loạt ảnh...

Điểm qua một số nhạc sư, nhạc sĩ vang bóng một thời

Những nhân vật của một thời này, nếu không có nhạc sư Vĩnh Bảo ghi chép lại, có lẽ sẽ đi vào quên lãng. • Ông Nguyễn Văn Kỳ (Chín...

Sài Gòn Tết xưa

Saigon xưa luôn là một cảm hứng đối với hầu hết người Sài Gòn ngày nay, dangnho muốn chia sẻ lại những hình ảnh tuyệt vời của ngày xưa. Người...

Mạc Cảnh Huống – một vị khai quốc công thần dưới triều Nguyễn

Từ những tư liệu trong Châu bản triều Nguyễn đến gia phả dòng họ Mạc ở xã Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đều cho thấy Mạc Cảnh...

Al Rihla – Quả bóng đầu tiên có công nghệ bóng kết nối, có giá bao nhiêu?

Al Rihla, quả bóng thi đấu chính thức của World Cup Qatar 2022, Công nghệ kết nối sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho hệ thống VAR bằng cách...

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Xứ Đông Dương năm 1944 qua sách ảnh của Mỹ

Bãi biển Đồ Sơn nhìn từ máy bay, chùa Wat Xieng Thong ở Lào, các vũ công biểu diễn ở đền Angkor của Campuchia… là loạt ảnh quý về xứ...

Những công viên từng là nghĩa trang tại Sài Gòn

Không chỉ Bình Hưng Hòa, trước đây nhiều nghĩa trang lớn ở TP HCM đã được giải tỏa để làm công viên, khu dân cư. Công viên Lê Văn Tám...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 1

“Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu...

Làm thế nào để nhận biết nghệ thuật Phục hưng Ý?

Đôi khi chúng ta sử dụng từ phục hưng để nói về sự hồi sinh của một cái gì đó nói chung, nhưng trong lịch sử nghệ thuật, Phục hưng...

Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?

Cách trả lời đơn giản nhất là xin để lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng...

Exit mobile version