Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao người công giáo có tỉ lệ ly hôn thấp ?

Xuất phát từ niềm tin tôn giáo, người công giáo coi việc ly hôn là chuyện cấm kỵ. Vì thế, tỉ lệ ly hôn ở người công giáo không cao. Tuy nhiên, bên cạnh niềm tin và sự giàng buộc tôn giáo, trước khi kết hôn, các bạn trẻ công giáo đều cho biết, họ được trang bị khá đầy đủ những kiến thức để hòa hợp trong quá trình chung sống.

Sợ ly hôn sếp nữ phải sống thử 7 năm mới dám lấy chồng

Chỉ vì một câu nói tôi đâm đơn ly hôn với chồng

Cha xứ Giuse Ngô Văn Kha – một linh mục của giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) cho biết: Trước khi bước vào cuộc hôn nhân, các cặp đôi phải tham gia lớp học tiền hôn nhân. Đây là lớp học bắt buộc của người công giáo và thông thường sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng.

Ở lớp học này, bên cạnh những kiến thức về tôn giáo, các cặp đôi sẽ được học các kiến thức chuyên môn.

“Về kiến thức chuyên môn, chúng tôi có mời các cộng tác viên, đó là các nhà tâm lý học. Họ nói về tâm lý nam nữ, tâm lý vợ chồng, sự khác biệt giữa nam và nữ giữa các thời kỳ mà họ sống.

Ví dụ, phụ nữ khi chưa kết hôn, tâm lý của họ khác, khi kết hôn họ khác và khi có con họ lại khác nữa. Vì thế, nam giới, hay cụ thể là người chồng cần phải hiểu để có sự cảm thông chia sẻ với người phụ nữ của mình.

Bên cạnh đó là về sức khỏe sinh sản. Đối với người công giáo, nạo phá thai là điều tối kỵ. Do đó, tại lớp học này, chúng tôi có mời chuyên viên về sức khỏe sinh sản tới để chỉ cho các bạn các kiến thức khoa học để các bạn hiểu về mình; hiểu về cơ thể mình, hiểu về chu kỳ, hiểu về những ham muốn nhục dục; hiểu về những nguyên lý tác động, kích thích người nam, người nữ; hiểu về tất cả những điều trong cơ thể của mình để tìm cách phòng tránh thai khi chưa có ý định có con.

Hay nói tóm lại, đó là những kiến thức cần hiểu để sống tiết độ trong đời sống hôn nhân gia đình” – vị linh mục nói

Ảnh có tính chất minh họa

Ngoài ra, vị linh mục này còn cho biết, tại lớp học tiền hôn nhân, những kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, những bài học về sự xung đột, xung khắc cũng được đề cập đến.

“Chúng tôi luôn nói cho các bạn biết rằng, cuộc sống hôn nhân không phải màu hồng. Sau khi kết hôn, các bạn sẽ gặp phải rất nhiều những khó khăn phức tạp. Đó là những khó khăn mà nếu lường trước được hết, chắc chắn nhiều bạn sẽ không dám kết hôn.

Những bất đồng về lối sống, quan niệm sống khi sống chung trong một gia đình có tam tứ đại đồng đường cũng sẽ dẫn đến rất nhiều mâu thuẫn. Thậm chí, 2 bạn có lấy nhau và ra ở riêng ngay thì những xung khắc xung đột vẫn sẽ xảy ra. Lý do là vì, con người ta độc lập về ý thức, độc lập về tư duy… Chúng ta khác biệt nhau hoàn toàn nên mâu thuẫn khi sống chung là chuyện tất yếu” – cha Kha nói.

Tuy nhiên, sau khi chỉ ra những khó khăn, ở lớp học tiền hôn nhân, các linh mục cũng sẽ chỉ cho các bạn trẻ khái niệm thế nào là yêu, thế nào là sống chung trong một đời sống mà người ta phải sống vì nhau, sống với nhau. Sống để cùng nhau đạt được mục đích mà mục đích ở xã hội này đó là tạo lập cho mình một gia đình êm ấm, vợ chồng đề huề, con cái thành đạt giỏi giang.

Hơn nữa, theo cha Kha, một lý do khiến cho các cuộc hôn nhân bên công giáo luôn bền vững đó là, ngay cả khi đã kết hôn, nếu xảy ra mâu thuẫn, tất cả mọi người vẫn luôn có sự trợ giúp từ các linh mục. Các linh mục sẽ luôn lắng nghe để tư vấn, giải đáp và giảng hòa. Vì thế, dù có làm sai đi chăng nữa thì cuối cùng họ cũng sẽ biết nhìn nhận lại những hành vi sai trái của mình và tìm đường quay trở về.

“Thêm vào đó, tôi vẫn thường khuyên các bạn trẻ, mỗi ngày hãy dành ra một chút thời gian để cầu nguyện. Trước khi cầu nguyện hãy dành một ít phút để soi xét lại những hành động đúng sai mà trong ngày mình đã làm đối với bản thân, với gia đình và với những mối tương quan khác.

Trong bầu không khí đó, nếu có những mâu thuẫn xảy ra, thì đây chính là lúc dễ dàng nhất để người ta có thể nói với nhau, giảng hòa…

Có lẽ vì những lý do đã nêu trên mà ở bên tôi, tỉ lệ ly hôn thường thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội ” – vị linh mục nói

Ký ức Sài Gòn – Chợ Lớn xưa

Đô thị Sài Gòn – TP HCM với hơn 300 năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và quý giá, đặc...

Đời sống ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 qua ảnh

Pierre Dieulefils (1862-1937, người Pháp) là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội cuối thế...

Vì sao Đức Phật giảng: đời người là bể khổ?

Con người thế gian hầu như ai ai cũng có nỗi khổ. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, và người nghèo cũng có nỗi khổ của riêng mình....

Ảnh tư liệu về Hà Nội năm 1885

Sở chỉ huy Pháo binh Pháp trong thành Hà Nội, toàn cảnh chùa Báo Ân, khu nhượng địa bên bờ sông Hồng… là những hình ảnh tư liệu hiếm có...

Giới thiệu về hát Xẩm

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hát Xẩm luôn có vai trò và tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền âm nhạc Việt Nam nói riêng...

Bốn điều kiện để lấy vua Bảo Đại của Nam phương Hoàng hậu

Khi Hoàng đế Bảo Đại ngỏ ý cầu hôn, bà Nam Phương đã đưa ra 4 điều kiện để trở thành Hoàng hậu khi vua còn sống, một điều mà...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P2: Cuộc di dân lịch sử

Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục....

Đại Nam Đồng Văn nhật báo – Tờ báo chữ Hán đầu tiên tại miền Bắc

Sau cuộc viễn chinh Bắc Kỳ lần thứ hai (20/02/1884-13/02/1885), giai đoạn 1885-1897 được thực dân Pháp coi là cuộc chiến “bình định” Bắc Kỳ, dù vẫn dữ dội và gay cấn....

Kỹ thuật hàng hải của người Việt xưa

1 – Văn-minh và Hàng-hảiNgười khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của...

Chuyện tình Ông + Bà Sài Gòn

Chuyện rằng từ thuở xa xưa Ông bà ta đã dây dưa ái tình Bởi thế nên tục truyền rằng: Ông Lãnh, Ông Tạ, Ông Đồn Ba người bạn thiết...

Nghĩa của từ Bá đạo

Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như...

Trí giả tự xử, ngu giả quan phân – Cảnh giới đối nhân xử thế của bậc trí giả

Một danh nhân triết học từng nói: “Thói quen thực sự là một loại sức mạnh vừa ngoan cường lại to lớn. Nó có thể làm chúa tể cuộc đời của...

Exit mobile version