Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao người Việt lại bỏ xứ ra đi?

Mới tuần rồi tôi ra sân bay tiễn một người quen bay đến một xứ khác. Tôi không hề đơn độc. Ở sân bay lúc đó có vô số người cũng làm điều tương tự. Họ tiễn người thân và bạn bè của họ ra đi không hẹn ngày về. Đó không phải là lần đầu và chắc chắn là sẽ không phải là lần cuối. Mặc dù cuộc chiến đã chấm dứt hơn 41 năm rồi nhưng làn sóng xuất ngoại vẫn không thay đổi. Cuộc di cư thầm lặng hiện tại không phải bằng những chiếc thuyền mà bằng những chuyến bay. Tuy đã giảm rất nhiều, giờ chỉ là một phần chút xíu so với trước đây, nhưng xu hướng này vẫn tồn tại.

Đọc báo hay lướt Facebook thì bạn có thể thấy hàng loạt các quảng cáo du học định cư, đầu tư lấy thẻ xanh hay tìm việc làm ở Nhật. Tôi không thể nào không buồn và chạnh lòng. Nhưng vì sao người Việt Nam lại ra đi? Họ không chỉ là những người nghèo bán nhà đi lao động ở Đài Loan hay những cô gái nghèo lấy chồng Hàn Quốc. Số người ngày càng trở nên khá giả và thuộc thành phần ưu tú của xã hội chúng ta. Họ là những doanh nhân, nghệ sĩ, nhà đầu tư, trí thức, giảng viên hoặc nhân viên cao cấp.

Vì sao họ lại ra đi? Có nhiều nguyên nhân, có nhiều lý do. Ở đây tôi không thể nào nói hết. Tôi chỉ có thể nói sơ sơ.

  • Họ ra đi vì họ không cảm thấy an toàn.
  • Họ ra đi vì họ chán cái không khí đầy ô nhiễm ở nơi này.
  • Họ ra đi vì họ cảm thấy mình không được tôn trọng khi đến cơ quan nhà nước làm thủ tục.
  • Họ ra đi vì đóng thuế nhiều nhưng nhận lại quá ít, hoặc chẳng nhận lại gì.
  • Họ ra đi vì họ không muốn con cái họ bị thầy cô dìm và ép.
  • Họ ra đi vì chính phủ liên tục ban hành những bộ luật vô lý.
  • Họ ra đi vì họ phát ngán với việc doanh nghiệp của họ bị thanh tra không lý do.
  • Họ ra đi vì họ lo sợ đồ ăn của họ có an toàn hay không, nó có hóa chất hay sạch hay không.
  • Họ ra đi vì để tìm cái hộ chiếu mà cho phép họ đi nhiều nước mà không cần phải bỏ tiền xin visa.
  • Họ ra đi vì ghét cảnh phải đút lót các y tá bác sĩ khi đi vào bệnh viện.
  • Họ ra đi vì họ không tìm thấy trách nhiệm trong một xã hội vô trách nhiệm.
  • Họ ra đi vì khi họ muốn sống một cuộc sống trung thực và không gian dối.
  • Họ ra đi vì họ muốn làm người lương thiện, vì nơi này làm người lương thiện vô cùng khó.
  • Họ ra đi vì họ muốn được hưởng lương cao, hay nói chính xác hơn là đúng giá trị với sức lao động của họ chứ không phải dựa vào mối quan hệ của họ.
  • Họ ra đi vì luật pháp không hề bảo vệ họ, nó chỉ bảo vệ những ai có tiền.
  • Họ ra đi vì họ muốn tìm sự công bằng.
  • Họ ra đi vì muốn cầm cái lá phiếu bầu để coi nó ra sao.
  • Họ ra đi vì khi họ lên tiếng nói nên những sự thật về đất nước, họ lại bị quy là phản động.
  • Họ ra đi vì họ đã mất niềm tin vào đất nước, con người và chính phủ Việt Nam.
  • Họ ra đi vì họ chẳng biết làm gì hơn trừ việc dùng đôi chân của họ để cất lên tiếng nói.

Việt Nam từ lâu đã không còn là một điểm đến, một nơi đáng sống. Nó chỉ là một trạm dừng chân. Nhà đầu tư đến đây để kiếm tiền, doanh nhân đến đây để nhận lương cao hơn, khách du lịch đến đây để ở khách sạn 5 sao giá rẻ và các cô cậu thanh niên đến đây để khám phá sự thú vị mà đất nước họ không có. Nhưng bao nhiêu người sẽ ở lại và coi nơi đây là nhà? Cũng có rất nhiều, nhưng so với số người ra đi thì là bao nhiêu? Quá ít. Việt Nam không là nơi đến, nó không thể là nơi đến được vì chính những người dân sinh sống ở đây cũng chẳng coi nó là nhà.

Hình ảnh hiếm có về CHDCND Triều Tiên thập niên 1980

Từ năm 1979 – 1987, nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã đi khắp các quốc gia châu Á và dùng ống kính của mình ghi lại cuộc...

Dấu ấn Phật giáo trong nền văn hóa mộ táng cổ ở Việt Nam

Từ thời xa xưa, người Việt cổ đã bắt đầu quan tâm đến cái chết. Có nhiều trường hợp chôn người chết ngay trong hang động, chỗ ở, chỗ ăn...

Côn Đảo xưa – Từ buổi bình minh đến Nhà Nguyễn xác lập chủ quyền

Côn Đảo (tên gọi ngày trước là quần đảo Côn Lôn) với diện tích tự nhiên 72 km2. Trung tâm quần đảo là Đề lao Côn Lôn – là Hòn...

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873 (Kỳ 2)

1. Người Pháp muốn xâm lăng đất Bắc, dùng tên lái buôn Jean Dupuis làm cớ, rồi sai tên Francis Garnier ra để lừa dối ta, mở một cuộc chiến...

Ngôi mộ cổ độc đáo của nhà bác học Trương Vĩnh Ký

Giữa trung tâm Sài Gòn có một di tích lịch sử độc đáo mà không nhiều người biết đến: Khu nhà mồ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837...

Bàn về nghệ thuật diễn xuất sân khấu

Khái niệm Nghệ thuật diễn xuất, hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn… được dùng chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn...

Trầu cau, món ăn đã lụi tàn

Trên đường du khảo trên quê hương, các em sẽ nhìn thấy một sắc thái văn hóa Đông Nam Á của thời Hùng Vương còn tồn tại cho tới ngày...

Những bức chân dung độc đáo của văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975

Năm 2018, thời điểm đội tuyển bóng đá Việt Nam giành HCV AFF Cup, bức tranh vẽ chân dung huấn luyện viên Park Hang Seo của họa sĩ Trần Thế...

Ảnh về Việt Nam năm 1948

Thiếu nữ Pháp mặc áo tắm, đàn ông Việt “đậu” như chim trên hàng rào, xe điện ở Sài Gòn… là những hình ảnh độc đáo do phóng viên tạp...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 4/10 – Cái chết của Đại Cathay

Có lẽ không mấy ai không biết tiếng Đại Cathay, trùm du đãng nổi tiếng nhất trước 1975 (và mãi đến sau này), người đứng đầu trong “tứ đại giang...

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

7 slogan nổi tiếng của thế kỉ 20

Tất cả các công ty danh tiếng trên thế giới, mỗi khi tung ra những sản phẩm mới đều thực hiện các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên...

Exit mobile version