Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao quý tộc Nam Kỳ hay đắp núm mả hình trâu nằm?

Núm mộ hình Ngưu miên tức là trâu ngủ.Trong phong thuỷ đất huyệt ngưu miên nghĩa là đất trâu ngủ, là nơi đất làm mồ mả rất tốt.

Ông bà mình xưa chọn đất an táng sao cho có thể đón cát tránh hung, điều hòa ngũ hành âm dương.

Tích là vầy…

Tấn thư, Chu Phỏng truyện ghi:

“Hồi Đào Khản còn nhỏ, Đinh Gian chết, sắp mai táng, nhà có con trâu bỗng dưng bỏ đi đâu không biết.

Gặp một ông già nói:

– Ở cái gò phía trước lão thấy có con trâu nằm ngủ, nếu mai táng ở đó, sẽ được làm quan to.

Ông già lại chỉ tay về phía một ngọn núi mà nói, chôn ở đấy cũng tốt, đời này sẽ có người làm quan hưởng lương hai ngàn thạch, nói đoạn biến đi luôn.

Khản tìm thấy trâu, nhân đó đem mai táng ở chổ ấy”, về sau người ta bèn dùng hai chữ ngưu miên (trâu ngủ) để chỉ đất huyệt mộ.

Trâu là giống hiền lành, phúc tinh của nhà nông, ông bà mình cho rằng trâu nằm ngủ ở đâu thì đất đó mát rượi, đất lành, cây cỏ tốt tươi.

Huyệt tốt và ông bà mình xây núm mả hình cái lưng trâu đang nằm luôn.

Mục đích mong con cháu phát triển.

Nhơn tiện kể luôn…

Vua Dục Đức (1852 – 1883) là ông vua sau thời Tự Đức.

Nhưng ông làm vua 3 ngày là bị Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế truất, bỏ đói chết trong nhà Dục đức.

Nữa đêm hai ông đội bó chiếu gánh xác vua đi chôn.

Đi ngang một cái vũng trâu nằm thì dây mây đứt, xác vua rớt xuống, cho là ý Trời nên hai ông đội chôn luôn vua ở đó.

Vua Thành Thái sau nầy xây An Lăng ngay khu đó.

Trâu nằm cũng là huyệt tốt vậy!

Một cuộc tình đau đớn ở miền Nam trước 1975

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dư âm của cuộc tình tột cùng đau đớn dường như vẫn còn phảng phất phía sau khung cảnh u buồn của đồi...

Hình ảnh Triều Ðình phong kiến xưa

Các hình ảnh vua, quan của triều đình phong kiến xưa, các loại binh trong triều đình và chế độ sinh hoạt của triều đình phong kiến Triều Ðình (gồm...

Ba miền Việt Nam năm 1992 qua ống kính Pool Renault

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Hà Nội, Sài Gòn cùng hàng loạt địa phương khác được phóng viên người Pháp Pool Renault ghi lại trong hành trình xuyên...

Những nghi vấn về cột đồng Mã Viện

Các bộ sử cũ đều không đề cập gì đến sáu chữ “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” như đã được lưu truyền. Vậy từ đâu mà có sáu chữ...

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” trong nỗi niềm sâu thẳm của Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh nổi lên như một hiện tượng âm nhạc những năm cuối của thập niên 1960. Đã có thời gian khi còn là học trò, tôi thường viết lan...

Khách sạn Dalat Palace: Minh chứng sống của một thời đã qua

Khách sạn Dalat Palace là một minh chứng sống của một kỷ nguyên đã qua. Được xây dựng theo yêu cầu của Toàn Quyền Pháp, khách sạn khánh thành vào...

Đại Lộ Charner cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 – Phần 1

Mỗi thành phố đều thường có một đại lộ xuyên trục dẫn đến trung tâm hay nằm trong trung tâm thành phố, nơi có nhiều cơ sở, công trình văn...

Ý nghĩa của bức tượng “bộ khỉ tam không”

Ba con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng là hình tượng khá ρhổ biến nhưng về ý nghĩa của nó,...

Thời trang của phụ nữ Sài Gòn thế kỷ XX

Vào đầu thế kỷ 20, y phục chính của phụ nữ đất Sài Gòn là tà áo dài nền nã, kín đáo đi kèm với các món trang sức tinh...

Chuyện ‘cười ra nước mắt’ thời tem phiếu

Nhiều năm, các kho lương thực Hà Nội cạn kiệt, dòng người xếp hàng kín các cửa hàng mậu dịch. Gạo mốc trộn bo bo là điều không hiếm trong...

Một phân ba ông Gia Cát

Chúng tôi hân hạnh được biết ông Hà Văn Thùy, người tự xưng là nhà sinh học bỏ nghề, đã quan tâm đến câu cuối cùng trong bài “Lời phúc...

Nghĩa công nặng hơn tình riêng

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì...

Exit mobile version