Dân số thế giới hiện nay là hơn 7 tỷ người. Thế nhưng có một thực tế phải thừa nhận: đó là trong số đó ta không thể tìm được hai khuôn mặt giống nhau y như đúc, dẫu có là anh chị em sinh đôi.
Sau khi tiến hành nhiều nghiên cứu trong nhiều năm, các nhà khoa học thuộc ĐH California Berkeley (Mỹ) đã tìm ra nguyên nhân lý giải vì sao khuôn mặt của chúng ta không ai giống ai – đó là do sự tiến hóa.
Để đưa ra được kết luận này, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu và phân tích 1.000 bộ gene kết hợp so sánh với đặc điểm cơ thể của các đối tượng khác nhau. Các chuyên gia mong muốn sẽ nhìn thấy sự tương quan giữa gene người và sự khác nhau kể trên.
Liệu gene di truyền có phải nguyên nhân gây nên sự khác biệt giữa khuôn mặt chúng ta?
Tuy nhiên, kết quả là gene di truyền có ảnh hưởng nhất định tới các đặc điểm trên cơ thể như chiều cao, cân nặng… song việc tác động để hình thành khuôn mặt thì không theo bất kì quy luật nhất định nào.
Các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu và nhận thấy rằng, lời giải thực sự nằm ở quá trình tiến hóa mà con người trải qua. Trong đó, các đặc điểm giúp con người sinh tồn tốt hơn sẽ được giữ lại và phát triển.
Trong hàng ngàn khuôn mặt, ta vẫn nhận ra đâu là “người ấy” bằng một cách nào đó!
Sự khác nhau trong khuôn mặt giữa người với người là một đặc điểm như vậy. Nó giúp chúng ta phân biệt được các cá thể khác nhau cùng loài, giống như đặc điểm đánh hơi ở loài chó hay tiếng gọi của chim cánh cụt khi tìm người thân vậy.
Cụ thể, nhờ sự riêng biệt của mỗi khuôn mặt, con người có khả năng nhận diện các đối tượng khác nhau với độ chính xác lên tới 97,53%.
Con số này thậm chí cao hơn khả năng tự động nhận khuôn mặt đúng tới 97,25% của Facebook. Trong đó, đặc điểm trên khuôn mặt giúp ta phân biệt rõ nhất người này với người khác chính là bộ ba mắt, mũi và miệng (khoảng cách, độ lớn, độ dày…).
Ngay cả phần mềm nhận diện khuôn mặt của Facebook cũng không sánh được với khả năng của con người
Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng được đề cập đó là không ít người hiện nay mắc phải hội chứng prosopagnosia. Hiểu đơn giản, đây là rối loạn “mù khuôn mặt”, tức là không có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa người với người qua khuôn mặt.
Người mắc chứng này gặp phải những vấn đề rất lớn trong quá trình tương tác xã hội. Vì vậy, trong tương lai các chuyên gia đang hướng tới việc tìm ra những cách khác giúp phân biệt người với người để giúp đỡ những ai mắc chứng prosopagnosia.
Đối với người mắc chứng “mù khuôn mặt”, ai cũng giống ai hết!
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí danh tiếng Nature Communications.
Vì sao khuôn mặt con người không ai giống ai?
Đọc khoảng: 3 phút
Đọc khoảng: 3 phút
Bài cùng thể loại
Những công nghệ sẽ thống trị thế giới vào năm 2050
Những công nghệ hoàn toàn mới như thực tế ảo, xe tự lái, robot, hyperloop... sẽ thay đổi cách con người sống và tương tác sau khoảng 30-35 năm nữa....
Thiến hóa học là gì?
Thiến hóa học là cách thiến thông qua thuốc ức chế tình dục để giảm ham muốn với đối tượng phạm tội tình dục, đặc biệt lạm dụng tình dục...
Ngành công nghiệp mỹ phẩm cần thay đổi những gì để bảo vệ môi trường?
Cùng lắng nghe chia sẻ của các nhân vật có đóng góp khá lớn cho việc bảo vệ môi trường. Sự ô nhiễm môi trường sống hiện nay đã lên...
Hương vị nhân tạo và những điều bạn cần biết
Đâu là những điều kiện cơ bản nhất cho việc tồn tại? Thức ăn? Ngủ nghỉ? Nước? Nhà cửa? Nơi trú ẩn? Mùa tiếp theo của bộ phim "Trò chơi...
Chu trình cacbon là gì?
Cacbon là một chất liệu có đầy rẫy trong vũ trụ và là một chất liệu không thể thiếu được cho đời sống của mọi sinh vật trên trái đất....