Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao rượu làm chúng ta say xỉn?

Rượu không có gì xấu cả. Nó mang lại cho bạn sự gan dạ để trò chuyện với một anh chàng tại quán bar, hoặc giúp bạn “có hứng” để lắc lư, lắc lư tự do, thoải mái nơi công cộng.

Nhưng từ trạng thái gan dạ, dễ chịu ở trên, bạn nhanh chóng nhận ra mọi người đang cằn nhằn “về nhà đi, say rồi đấy”. Nếu uống một chén rượu cho bạn cảm giác sảng khoái, dễ chịu, tại sao uống cỡ 6 chén lại khiến bạn co rúm lại ở ghế sau của taxi, hoặc biểu diễn những hành động kỳ quặc?

Câu trả lời nằm trong bản chất của rượu. Hay chính xác hơn, trong ethanol, một thành phần tất yếu của rượu. Dưới đây là cách rượu làm cho bạn say.

Khi bạn uống rượu, ethanol-hòa-tan-trong-nước ở trong rượu di chuyển tự do trong cơ thể của bạn. Sau khi nó xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của bạn, nó đã có một chuyến đi trong máu của bạn, đi qua các màng tế bào và “dạo” qua trái tim. Nó đặc biệt thích lang thang trong não, tại đây nó khiến hệ thống thần kinh trung ương bị ức chế. Khi ở trong não, ethanol đi lang thang, giải phóng các dopamine gây cảm giác dễ chịu và liên kết với các cơ quan thụ cảm thần kinh.

Trong số các cơ quan thụ cảm này, ethanol sẽ đặc biệt liên kết với glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh thường kích thích các tế bào thần kinh. Ethanol không cho phép glutamate hoạt động và điều này làm cho não chậm đáp ứng với các kích thích. Ethanol cũng liên kết với axit gamma aminobutyric (GABA). Không giống như sự liên kết với glutamate, ethanol kích hoạt các thụ thể GABA. Các thụ thể này làm cho chúng ta cảm thấy bình tĩnh và buồn ngủ nên các chức năng của não hoạt động thậm chí còn chậm hơn. Tất nhiên, mức độ say còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa. Giới tính, tuổi tác, cân nặng – thậm chí là những thức ăn mà bạn đã ăn – tất cả đều có vai trò trong việc rượu khiến bạn say.


Lúc này, bạn không còn điểu khiển được cơ thể mình nữa rồi

Cuối cùng, rượu được chuyển hóa bởi các enzyme trong gan với tỷ lệ khoảng 29ml chất lỏng mỗi giờ, nhưng quá trình này về lâu dài có thể gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Rượu cũng được bài tiết qua thận dưới dạng nước tiểu, hoặc thở ra bằng phổi. Các phân tử ethanol thậm chí có thể thấm qua da. Tất nhiên nó cũng có thể ra ngoài cơ thể của bạn bằng con đường bạo lực hơn, đó là nôn mửa.

Khoảng 1 lít rượu mạnh hoặc 4 chai vang – có thể làm suy giảm chức năng não rất nghiêm trọng, khiến não không thể gửi những tín hiệu quan trọng cho cơ thể, như là không thể kiểm soát hơi thở và nhịp tim. Những người chết vì ngộ độc rượu (hoặc nhiễm độc cấp tính), là vì họ uống rượu rồi đi ra ngoài, và bộ não của họ không “nhắc nhở” các cơ quan trong cơ thể hoạt động, thở. Còn lý do nào nữa khiến một người phải chết vì rượu? Đó là khi họ nôn, họ hít phải chất nôn mửa và về cơ bản, họ bị “ngộp thở”, chết đuối trong chính bãi nôn của mình.

Diện mạo hoang sơ của Sài Gòn 1860 qua ảnh

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Anh John Thomson thực hiện trong thập niên 1860 cho thấy một diện mạo còn rất hoang sơ của Sài Gòn… Hình ảnh...

Những hình ảnh bình dị đời thường ở Sóc Trăng 1964

Đóng quân ở Sóc Trăng năm 1964, sĩ quan Đại đội trực thăng tấn công số 121 Mỹ George Muccianti ghi lại nhiều hình ảnh quý giá về vùng đất...

Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách” của Phạm Duy

Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ sáng tác tình khúc hay nhất của âm nhạc Việt Nam. Khi ở vào ngưỡng tuổi… U.100, nhạc sĩ thừa nhận rằng...

Gia phả là gia bảo có đúng không?

Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một...

Ngắm Đông Dương thập niên 1930 qua 40 bức không ảnh

Khách sạn Majestic Sài Gòn, trường Trung học Mỹ Tho, dinh thự Cần Thơ, đền Angkor Wat… là những hình ảnh ấn tượng trong loạt ảnh Đông Dương thập niên...

Mưa Huế

Mỗi lần Hà Nội đổ mưa, chị lại nhớ về Huế. Mưa Hà Nội khác mưa Huế lắm. Mưa Huế là thứ mưa thất thường, mưa dầm dề, mưa không...

Những điểm nổi bật về Thiên Hoàng Minh Trị, Người mở cửa nước Nhật

Thiên Hoàng Minh Trị trị vì từ năm 1868 đến năm 1912. Ông nổi tiếng trong việc đưa Nhật Bản vào thế giới hiện đại, Thiên hoàng Minh Trị là...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P3: Lãnh thổ đến Gia Định

Năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Nguyên qua đời, con thứ là Nguyễn Phúc Lan lên thay, hiệu là Thượng Vương nên còn được gọi là Chúa Thượng. Chúa Nguyễn Phúc...

Chuyện phòng the của phi tần nhà Thanh

Theo sử sách ghi lại, các phi tần nhà Thanh không chỉ chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ khi tiến cung mà kể cả những...

Nghề thêu ở Văn Lâm

Trải qua nhiều thế kỷ, những tác phẩm thêu thùa luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ truyền thống. Và trong các làng nghề thêu truyền thống ở...

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

Sài Gòn xưa: Cuộc đấu giữa Cọp và Voi

So với John White, bác sĩ – nhà thiên nhiên học George Finlayson có cảm tưởng tốt đẹp về Sài Gòn và con người ở đó. Finlayson nằm trong phái...

Exit mobile version