Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bà Tám là ai?

“Bà Tám” dùng để chỉ chung cho những người nhiều chuyện, chuyên tọc mạch chuyện thiên hạ, không phân biệt đó là đàn ông hay đàn bà. Vậy xuất xứ của bà Tám từ đâu?

Khẩu ngữ “bà Tám” của tiếng Việt được dịch sát từ nghĩa gốc của từ 八婆 (phiên âm là “bã pó” hoặc “pát phò”) tiếng Quảng Đông. Đây  là một từ mượn theo hình thức dịch vay mượn đặc biệt (a special kind of borrowing),  tức là toàn bộ đơn vị cú pháp của từ đó được vay mượn, sau đó các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa. Ở trường hợp này, từ 八婆 (phiên âm tiếng Hán Việt là bát bà, tiếng Anh là Eight Po) có nghĩa gốc là bà Tám. Ở Trung Quốc, đây là một từ miệt thị và xúc phạm  nặng nề.

Xuất xứ thực sự của từ “bát bà” (八婆) – tức bà tám, hiện vẫn chưa rõ ràng và có nhiều giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ này. Dưới đây là 2 cách giải thích phổ biến:• Cách giải thích thứ nhất bắt nguồn từ câu chuyện về người phụ nữ tên là Châu Yến (朱燕) ở Hong Kong. Người phụ nữ này thứ tám trong gia đình nên thường được gọi là bà Tám. Bà Tám giúp việc cho một thương gia giàu có ở Hong Kong tên là Hồ Đông trong những ngày đầu Hong Kong về Trung Quốc (khoảng năm 1997-1998). Vào thời điểm đó, Hong Kong vẫn còn khá nhiều người Anh sinh sống. Có lần, một doanh nhân người Anh muốn có được những bí mật kinh doanh của gia đình họ Hồ  nên đã mua chuộc Châu Yến. Bị lóa mắt bởi đồng tiền, bà Tám Châu Yến đã bán bí mật của gia đình Hồ Đông cho vị doanh nhân người Anh nọ. Vụ việc sau đó bị vỡ lỡ, hành vi của Châu Yến đã bị dư luận chỉ trích nặng nề. Lúc đó, mỗi khi nhắc đến bà Tám Châu Yến là mọi người đều khinh bỉ, miệt thị. Dần dần, thuật ngữ bà Tám phổ biến với nghĩa tiêu cực chỉ những người phụ nữ ngốc nghếch, tọc mạch và lan sang Trung Quốc đại lục, Macau, Đài Loan, …

• Cách giải thích thứ hai xuất phát từ 8 loại nghề nghiệp của những phụ nữ ở tầng lớp thấp ngày xưa, gồm:

1. Nghề làm mai mối (媒人婆)

2. Nghề đỡ đẻ – tức Bà mụ (接生婆)\

3. Nghề se chỉ làm đẹp da mặt (挽面婆)4. Nghề hàng xáo (舂米婆)

5. Nghề giặt thuê (洗衫婆)

6. Nghề cho bú thuê – tức vú em (食奶婆)

7. Nghề Đồng cốt hoặc bốc hài cốt (姑仔婆)

8. Nghề Gánh thuê ở bến tàu – tức Cửu vạn  (擔擔婆)

Cũng giống như phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, ngoại trừ các gia đình khá giả, còn lại hầu hết phụ nữ Trung Quốc xưa kia ít được đi học. Chính vì học vấn thấp nên họ chọn những nghề trên để mưu sinh.

Vốn xuất phát điểm thuộc tầng lớp dưới của xã hội cộng với đặc thù công việc hoặc là phải nói nhiều (nghề mai mối), hoặc là thường ngồi tán gẫu với nhau trong lúc làm việc (nghề giặt thuê), hoặc trong lúc chờ việc (cửu vạn), hoặc là tiếp cận các thông tin “mật” của gia đình người khác rồi nói với người khác, … nên trước kia những người phụ nữ này thường bị gọi là “con mụ lưỡi dài” (长舌妇  – phiên âm Chángshé fù, phiên âm Hán Việt là trường thiệt phụ).

Trên đây là hai cách giải thích xuất xứ của từ “bát bà” trong tiếng Quảng Đông mà tiếng Việt đã vay mượn và dịch sát nghĩa thành từ “bà tám”. Sau khi sử dụng từ “bà tám” một thời gian, khẩu ngữ Việt lại bổ sung thêm một từ phái sinh là “tám”, vốn là hậu tố của từ “bà tám” bằng cách ngắt chữ “bà” phía trước và được dùng như một động từ dùng để chỉ hành động của những “bà tám”.

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 10/Hết – Giang hồ Sài gòn xưa khác nay

Tác giả viết bài này từng bị giam tại chuồng cọp trại 7, khu C, Côn Đảo gần hai năm (từ giữa năm 1973 đến 30-4-1975). Trong số tám khu...

Sách dạy làm giàu – Sự nguy hiểm của liệu pháp tự kỷ ám thị

Nhưng những sách ấy là dạy người ta như thế. Nó ru ngủ con người trong giấc mộng sang giàu, khao khát đến mức quên cả bản thân mình hao...

Nguồn gốc của mười hai con giáp

Nguồn gốc của 12 con giáp thường được xem như một sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, từ văn minh Trung Hoa lan tỏa và ảnh hưởng tới...

Nghề Quay Ronéo nay còn đâu !

Kỹ thuật ronéo là một kỹ thuật in đã lâu Người ta lắp 1 tờ giấy Stencil vào máy đánh chữ (còn gọi là giấy sáp). Giấy này có 3...

Đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam

Quan Tượng Đài – đài thiên văn của triều Nguyễn – là một điểm tham quan thú vị dành cho những người muốn khám phá kiến trúc, lịch sử của...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Ảnh lễ cưới của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu

Bộ ảnh tư liệu dưới đây chụp đám cưới vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu được tổ chức tại Huế ngày 24.3.1934. Trong số báo ngày 31 tháng...

260 từ ngữ thông dụng của dân Sài Gòn và người miền Nam

Tổng hợp 260 từ ngữ thông dụng của dân Saigon xưa nói riêng & người miền Nam ngày nay nói chung ! Ảnh : Rick Parker 1. À nha =...

Cách đâm hổ

Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ; bất như thừa thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có...

Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước

Kinh đô là trung tâm chính trị – hành chính và đi liền với nó là trung tâm quân sự, kinh tế và văn hoá của một đất nước. Bất...

Ăn “mày” là gì? “mày” có phải là đồ ăn?

Trong giới nghệ sĩ sân khấu (cải lương, kịch nói, ca nhạc), có một điều kiêng kỵ bất thành văn là nghệ sĩ không bao giờ cho tiền người ăn...

Nắng chiều – Thoáng gặp, thoáng yêu của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn

Có thể nói nhạc phẩm Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn...

Exit mobile version