Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối” có ý nghĩa gì?

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối”, hiện nay thường được phát âm là “Môn đăng hộ đối”, cho rằng trai gái đến với nhau, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội của hai bên có tương đồng thì hôn nhân mới phù hợp, hạnh phúc. Ý nghĩa gốc của câu nói còn ẩn chứa những câu chuyện sâu xa hơn.

“Môn đang (đương)” và “Hộ đối” nghĩa là gì?

Theo Thuyết văn giải tự, chữ Môn (門) được ghép thành từ 2 chữ Hộ (戶) đối nhau. Diễn đạt theo ngữ pháp xưa “門當戶對” sẽ là “Môn đang hộ đối”, có thể hiểu một cách mộc mạc là hai bên có cân đối thì khi khép lại mới kín kẽ, mới là cái cửa. Nhưng trong thuật ngữ kiến trúc và xây dựng cổ thì “môn đang” và “hộ đối” là hai bộ phận cấu thành của một cửa lớn. Phân tích ra sẽ thấy nội dung rộng lớn hơn nữa, chứ không chỉ là sự vừa khít của hai cánh cửa.

Môn đăng hộ đối phiên âm từ tiếng Hán 门当户对 (Méndānghùduì) là câu thành ngữ chỉ việc 2 gia đình trong quan hệ thông gia, nhà trai và nhà gái là tương xứng với nhau về mặt địa vị xã hội và tài sản, đều là những gia đình quyền quý, giàu có, theo quan niệm hôn nhân thời phong kiến.

Môn đăng hộ đối (门当户对)
Theo nghĩa Hán Việt:Môn (门): cửa
Đăng (当): đèn (hoặc lên)
Hộ (户): nhà
Đối (对): cặp tương xứng, đối xứng

Môn đăng hộ đối ý nói từ ngoài cửa cho đến trong nhà đều tương xứng. Tuy nhiên, quan niệm chọn thông gia này chỉ phổ biến trong thời phong kiến, ngày nay thì quan niệm này đã dần được thay thế bằng xứng đôi vừa lứa, hai người trai và gái yêu nhau, hợp nhau, thì là sẽ tiến đến hôn nhân, chứ không phụ thuộc vào điều kiện gia đình môn đăng hộ đối như trước đây nữa.

“Môn” và “Hộ” trên cơ thể người

Một số huyệt vị trên cơ thể cũng dùng “Môn” và “Hộ” để đặt tên, bởi theo quan điểm của Trung y, những huyệt đó là chỗ để Thần khí xuất ra, đương nhiên cũng đồng thời là nơi tà khí nhập vào nên nó giống như cái cửa. Những huyệt vị này đại đa số có chức năng kiểm soát sự khép mở, lên xuống, xuất nhập. Huyệt vị lấy “Môn” để đặt tên đều là chỉ những đầu mối then chốt lớn nơi ra vào khí cơ của thân thể, chúng có tác dụng chủ yếu trong việc khai thông nối liền âm dương.

Ví dụ như huyệt Chương Môn là hội của tạng, là cửa cho khí của 5 tạng xuất nhập. Huyệt ở đầu xương sườn tự do thứ 11. Khi người ta tức giận, Chương Môn sẽ đau. Chúng ta có thể dùng mồi ngải cứu vị trí này khoảng 10 phút, sẽ thuyên giảm. Mát-xa huyệt đạo này có thể hỗ trợ trị liệu các chứng đau tức ngực, chướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy, tiêu hóa kém…

Trên đường kinh Phế của thân thể có huyệt vị vô cùng quan trọng là Vân môn. Đây là huyệt thứ hai của Phế kinh. Vân chỉ hơi nước, Môn là nơi ra vào. Trên thân thể người, Phế khí giống như hơi nước ra vào qua cửa. Huyệt ở bờ dưới xương đòn gánh, nơi chỗ lõm ngang cơ ngực to, giữa cơ Delta, nơi có gian sườn 1, cách đường ngực 6 thốn (1 thốn bằng khoảng  3,3cm), trên huyệt Trung Phủ 1,6 thốn. Huyệt có tác dụng tuyên thông Phế khí.

Còn một huyệt khác tên Khí hộ ở phía dưới huyệt Trung Phủ (là nơi xuất phát của kinh Phế, Phế chủ khí). Do huyệt được coi là nơi cửa ra vào của khí nên tên là Khí hộ. Nó ở sát dưới xương đòn, dưới huyệt Khuyết Bồn 1 thốn, cách đường giữa ngực 4 thốn. Trị lưng và ngực đau, khó thở, nấc, suyễn, khí quản viêm.

Qua đó có thể thấy, sự phân biệt “môn” và “hộ” từ trong kiến trúc cho tới y khoa đều thể hiện sự khác biệt về mức độ quan trọng, phẩm cấp, lớn nhỏ. Nên “môn đang, hộ đối” không có nghĩa là người nhà có môn đang thì kết duyên với người nhà có hộ đối.

Trung Quốc có núi Vọng phu hay không?

Trung Quốc có núi Vọng phu hay không? Nếu có, xin cho biết ở đâu. Trung Hoa có cả đá Vọng Phu (Vọng Phu thạch 望夫石) và núi Vọng Phu...

Tại sao cảnh sát nước ngoài thường chạm vào phía sau xe ô tô của người bị yêu cầu dừng lại?

Một video lan truyền trên TikTok đã cho thấy rất nhiều cảnh sát nước ngoài luôn đặt tay vào phía sau xe ô tô của người được yêu cầu dừng...

Tuổi thơ tôi và tiếng hát Thanh Thúy

Hồi đó, ở một cái xóm nhỏ trong Cư xá Đô Thành, có một cái xóm nhỏ đi ra đường Cao Thắng. Nơi đó tôi đã có những năm tháng...

Tục Nhuộm Răng Đen Của Người Việt Xưa

Có lẽ đối với các thế hệ ngày nay, hình ảnh những người bà, người mẹ và cả những cô thiếu nữ với hàm răng óng ả hạt huyền chỉ...

“Đồi thông hai mộ” ở Hồ Than Thở – Hồ Sương Mai và 2 câu chuyện tình bất diệt

Ngày nay, khi đưa du khách đến Đà Lạt tham quan danh thắng Đồi Thông Hai Mộ bên hồ Than Thở, thì các hướng dẫn viên du lịch sẽ kể...

Trăn trở về thực dưỡng

TRĂN TRỞ – Tôi biết tới Tamari Gò Công không phải từ con đường tơ lụa, cũng không phải từ những quyển sách dưỡng sinh của Tiên hiền Oshawa…mà từ...

Nhạc sỹ Thông Đạt và khát vọng hòa bình để “Hoa cài mái tóc”

Nỗi nhớ hậu phương, nhớ người thương của chinh nhân đặc biệt là của người lính ở vùng chiến tuyến đã được nhiều tác phẩm đề cập. Những ca khúc...

Mẹ nói dối…

Nhà tôi rất nghèo. Nhà nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mùng tơi đến quả chuối, quả hồng, quả bưởi hay...

Khám phá hệ thống ma thuật, tín ngưỡng ở chợ Việt

Trong ba không gian công quan trọng hơn cả của làng Bắc Bộ truyền thống thì hai không gian công thuộc về tôn giáo: đình và chùa, không gian công...

Tuổi thơ vùng Tân Định

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Tết Hàn thực trong tôi

Mùng Ba âm – Tết Hàn thực – hạnh phúc giản dị là lẽo đẽo theo bước mẹ đi chợ rồi tíu tít bên các em nhỏ, quây quần bên...

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ...

Exit mobile version