Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lục nghệ là gì?

Vào thời nhà Chu (1122 TCN – 256 TCN) “sáu loại nghệ thuật” hay còn gọi là “lục nghệ” (六艺) đã được giới thiệu trong hệ thống giáo dục của vương triều này.

Lục nghệ bao gồm lễ, nhạc, bắn cung, toán học, cưỡi xe ngựa và thư pháp. Hầu hết những khái niệm này được cho là bắt nguồn từ trường phái tư tưởng của Khổng Tử.

Lễ được ví như là sự mộ đạo của một cá nhân, sự tôn kính thần thánh, và tôn trọng những người xung quanh. Nhiều nghi lễ được cử hành trong các lễ tưởng niệm, đám tang và các hoạt động quân sự.

Nhạc là một môn học chính trong việc giảng dạy lục nghệ.Âm nhạc cổ điển Trung Quốc gây cảm hứng cho thế gian với những âm thanh và cung bậc riêng biệt mà đôi khi có thể cảm nhận như thể là chúng đang nói chuyện với bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên và người lớn tuổi nghe nhạc cổ điển trong khi học tập hay làm việc có hiệu quả và năng suất hơn những người nghe nhạc pop. Âm nhạc cổ điển đã được chứng minh là kích thích một phần của não bộ và không làm người ta bị rối trí và lẫn lộn. Tổ tiên Trung Quốc hẳn đã biết điều này cách đây hơn 2.000 năm.

Bắn cung là một phương pháp tuyệt vời được sử dụng nhằm nâng cao tính chính xác, sự siêng năng và tập trung. Không chỉ các học sinh được dạy làm thế nào để nuôi dưỡng những giá trị [tính cách] quan trọng này, mà đồng thời chúng còn được đào tạo để bảo vệ chình mình hoặc trong thời chiến của Trung Quốc cổ đại những kỹ năng này sẽ được áp dụng để bảo vệ triều đình.

Khi nói đến Toán học không thể không nói về tầm quan trọng của nghệ thuật chủ yếu này. Một số nhà toán học vĩ đại nhất là đến từ Trung Quốc như Thẩm Quát (Shen Kuo) và Lưu An (Liu An). Các kỹ năng toán học tốt đã được sử dụng ở nhiều khía cạnh quan trọng của đời sống người Trung Quốc, như Thiên văn học và Y học Trung Quốc hay “Trung Y”. Ngay cả ngày nay khi chúng ta so sánh khả năng toán học Trung Quốc trong hệ thống giáo dục thì yêu cầu của các kỹ năng này là cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ và các nước khác, nơi mà máy tính được sử dụng thường xuyên.

Nghệ thuật cưỡi xe ngựa là một cách thức cao quý và làm dịu các bài học quá sôi nổi trong lớp học. Theo tiềm thức thì hình thức thể thao này cũng giúp học sinh làm quen với việc cưỡi ngựa ở tốc độ cao giống như kiểu dân quân Trung Quốc ra chiến trận khi thời điểm đến. Vì vậy, khi thời điểm cần bảo vệ đất nước đến thì những nguyên tắc cơ bản đã được ăn sâu trong đầu.

Thư pháp Trung Hoa được ủy thác một cách rộng rãi cho các trường học và cho những người được dạy ở trường tư thục. Thư pháp được dùng để rèn luyện tính tự kiềm chế và khuyến khích sự hoàn thiện. Người dân Trung Quốc vào thời đó xem nét chữ viết tay một người như bộ mặt thứ hai của người đó và được cho là cách nhận ra tính cách một người thông qua khả năng viết thư pháp. Thư pháp chính là tấm gương thể hiện nhân cách của họ.

Từ “ Thầy” hay “Thầy Giáo” có từ bao giờ ?

Đối với dân Nam kỳ lục tỉnh thời Pháp thuộc, cứ hễ dân công chức, có ăn có học thời người ta gọi là thầy Hai, người Hoa buôn bán...

Diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn – Gia Định xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Những điều ít người biết về chuyện thi cử thời nhà Nguyễn

Cũng như các triều đại trước, hệ thống thi cử dưới thời Nguyễn gồm có ba kỳ: thi hương, thi hội và thi đình. Thi hương là kỳ thi ở...

Năm nhuận và tầm quan trọng của nó

Cứ 4 năm một lần, những người sinh ngày 29/2 sẽ có dịp mở tiệc ăn mừng sinh nhật cho đúng bữa. Nếu như các bạn không để ý, thì...

Khách sạn nổi 5 sao Việt Nam bị bỏ hoang ở Bắc Triều Tiên

Vào cuối những năm 1980, một khách sạn nổi 5 sao, cao 7 tầng lướt qua Rạn san hô John Brewer, cách bãi biển Townsville thuộc Queensland nước Úc 70...

Những bức chân dung độc đáo của văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975

Năm 2018, thời điểm đội tuyển bóng đá Việt Nam giành HCV AFF Cup, bức tranh vẽ chân dung huấn luyện viên Park Hang Seo của họa sĩ Trần Thế...

Tây Thi – mỹ nhân ‘người’ Bách Việt

1. Tây Thi là một người đẹp nổi tiếng trong lịch sử phương Đông cổ đại. Nàng tên thật là Thi Di Quang [baike.baidu.com], được cho là sinh ra vào...

Thiệp cưới xưa và nay

Thiệp cưới xưa và nay có nhiều sự khác biệt lớn. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển công nghệ sản xuất và công nghệ...

Chửi thề, văng tục !

Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên: “Người kể chuyện tình” tài hoa

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, một trong những tên tuổi lừng lẫy trong làng nhạc tình cảm Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm với các tác phẩm...

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh được nhiều người ngưỡng mộ với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình”. Đặc biệt, hai...

Ngày Tết của người Nha Trang

Từ hồi ký của một người Âu châu đã từng sống ở Nha Trang đầu thế kỷ 20, chúng ta có thể hình dung được không khí vui Tết của...

Exit mobile version