Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mày ngài và mày tằm

Nhân Dân báo số vừa rồi có bài của cô Mộng Tuyết bắt bẻ hai chữ “mày ngài” của báo Tri tân [a] mà tôi kéo dài ra thành câu chuyện: mày ngài và mày tằm.

Hai danh từ nầy đã có nhiều người làm lầm lộn nhau, cả đến cụ Nguyễn Du là ông tổ sư quốc văn của chúng ta cũng không khỏi.

Trước hết chúng ta nên định nghĩa rõ ràng hai chữ nầy rồi nói chuyện gì hãy nói. “Ngài” là con bướm do trong cái kén nở ra; còn “tằm” là con tằm nở ra từ trứng của con ngài rồi lần lần lớn lên và làm ra cái kén.

Trong báo Tri tân, theo cô Mộng Tuyết thuật lại, ông Hoa Bằng giải chữ “nga mi” là “nét mày như con ngài” và thêm rằng: “Nếu nét mày đã như con ngài thì không biết còn đẹp cái nỗi gì?”

Phải, nếu cặp mắt của người đàn bà như hai con tằm “ăn ba” hay “thức lớn” nằm trên đôi con mắt thì coi bặm xị quá, không còn đẹp vào đâu nữa.

Nhưng không phải.

Khi nào người ta nói cặp mày của mỹ nhân mà nói “nga mi”, tức chỉ hai cái vòng cong trên đầu con ngài, như cô Mộng Tuyết có cắt nghĩa. Đại khái muốn tả ra cặp lông mày cong mà nhỏ.

Thế còn mày tằm?

Mày tằm là cặp mày to, rậm, dài, có vẻ bặm xị, thường là cặp mày của bậc anh hùng, của trang hảo hớn hay là võ tướng.

Như trong truyện Tam Quốc nói ông Quan Công “mi nhược ngọa tàm”, nghĩa là lông mày như con tằm nằm. Con tằm nằm, thì chưng mày phải là dài, thẳng, to và rậm, mới xứng với sự so sánh ấy.

Thế mà trong khi cụ Nguyễn Du tả trạng mạo Từ Hải, một vị anh hùng cụ muốn tả, cụ lại nói rằng “râu hùm, hàm én, mày ngài”, có phải bướng không?

Nếu Từ Hải mà có cặp mày ngài thì thành ra Từ Hải trở lại có cái đẹp của cô Kiều, coi sao được?

Thật thế, đàn ông, nhứt là thứ đàn ông làm tướng giặc, mà lại có cặp chưng mày vòng nguyệt như mày của con ngài thì thật chẳng có đàn bà nào coi cho vừa mắt họ cả.

Cho nên, chỗ Truyện Kiều tả về Từ Hải đó, giá cụ Nguyễn Du không nói “mày ngài” mà nói “mày tằm” mới đúng.

Cái mà ông Hoa Bằng “không biết còn đẹp cái nỗi gì?”, nếu đem mà đặt trên khuôn mặt Từ Hải lại trở thấy là đẹp, vì có thế nó mới xứng với râu hùm hàm én.

Cô Mộng Tuyết hãy khoan thứ đi! Rất đỗi đến cụ Nguyễn Du còn làm lầm lộn thay, huống gì ông Hoa Bằng ở báo Tri tân!

Nguồn:

Dân báo, Sài Gòn, s. 629 (25 Juillet 1941), tr. 1, 4. 

Chú thích

[a] Tri tân : tuần báo văn hóa, số 1 (3/6/1941), số cuối cùng: s. 214 (16/7/1946); tòa soạn: 349 Phố Huế, Hà Nội; chủ nhiệm Nguyễn Tường Phượng.

“Đại tuyên” là niên hiệu của ông vua nào bên Trung Quốc

Một học sinh ở Quận 8, Thành phố Sài Gòn khi đào đất đã bắt gặp một con voi bằng đồng, dưới đế có khắc mấy chữ Hán “Đại Tuyên...

Canh chua cá và tiếng ầu ơ…

Ra ngoài ao bắt lên con tra, xuống vườn rau bẻ vài cây rau ngổ, cắt nhánh bạc hà, hái trái me chua… Một nồi canh mùi thơm bốc lên...

Ảnh tư liệu về Hà Nội năm 1885

Sở chỉ huy Pháo binh Pháp trong thành Hà Nội, toàn cảnh chùa Báo Ân, khu nhượng địa bên bờ sông Hồng… là những hình ảnh tư liệu hiếm có...

Ông Năm Chuột (Truyện ngắn )

Hồi tôi còn mười bốn tuổi, mười lăm tuổi, thì đã nghe người làng nói nhiều về cái tên Năm Chuột. Về gốc gác của hắn, chỉ thấy nói là...

Kỳ thi tốt nghiệp thời Pháp diễn ra như thế nào

Cuối mỗi cấp học đều có những kỳ thi được tổ chức quy củ, tốt nghiệp học sinh có thể mang bằng đi xin việc tùy theo trình độ. Cuối...

Đại ca Hai Miêng (Gò Công) và chuyện dân Cầu Muối lập miếu thờ

Đình làng Nam bộ cũng như Sài Gòn vốn được bà con trong làng góp công, của xây dựng để thờ vị thần Thành Hoàng phù hộ cho làng. Có...

Tà Áo dài trong Thơ & Nhạc

“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người…” ( Đường về Việt bắc, Đoàn Chuẩn & Từ Linh ) Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của...

Vân ngón trỏ tay phải tiết lộ nhiều điều về bản chất con người

Vân ngón trỏ tay phải tiết lộ nhiều điều về bản chất con người. Chọn ngay vân tay giống với ngón trỏ tay phải của bạn: Kết quả trắc nghiệm:...

Cách nhìn người của cổ nhân

Hàng ngày chúng ta đều phải làm việc, giao tiếp, hợp tác với rất nhiều người có tính cách khác nhau, vậy mà đôi khi ta không có một chút...

Cuộc sống ở vùng đất Châu Đốc năm 1931

Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý giá về con người và cảnh vật ở tỉnh Châu Đốc năm 1931, được nhiếp ảnh gia Pháp Gabriel Monod-Herzen (1899 – 1983)...

Tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… là gì?

Không chỉ trong xã hội hiện đại pháp luật mới có chế tài cấm đánh bạc, mà cách đây nhiều thế kỷ, trong các bộ luật thành văn của nhà...

Tô Vũ chăn dê – Và chuyện Dương, Dê, Cừu trên gốm sứ

Dê chữ Hán viết là 羊 (dương), nhưng chữ 羊 cũng có nghĩa là cừu. Dê và cừu là hai loài khác nhau nhưng không hiểu vì sao đều được...

Exit mobile version