Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của câu nói “kỳ đà cản mũi”

Chúng ta thường dùng câu “kỳ đà cản mũi” để chỉ ai đó cản công việc, không để cho mọi chuyện suôn sẻ. Tuy nhiên khi quan sát đời sống và tập tính của loài kì đà, ta không thấy chúng có thói quen “cản mũi”. Vậy nguồn gốc của câu thành ngữ này là từ đâu?

Một giả thuyết cho rằng câu này  bắt nguồn từ nghề sơn tràng (nghề tìm kiếm sản vật rừng núi). Theo quan niệm của những người làm nghề này, khi không muốn họ tiếp tục khai thác, thần rừng sẽ sai một con kỳ đà xuất hiện giữa đường để cảnh báo, ai chẳng tuân theo mà vẫn tiếp tục thì liền gặp tai hoạ. Do đó trước mỗi chuyến đi, cánh sơn tràng làm lễ cầu khấn thần rừng, thần núi, nếu chẳng may gặp kì đà thì họ dừng lại, quay về.

Con Kỳ Đà ăn gì? Kỹ thuật nuôi? Làm món gì ngon? Giá bao nhiêu tiền

Giả thuyết trên giải thích được về “kỳ đà” nhưng không nói gì đến “cản mũi”. Cứ như câu chuyện về thần rừng thì rõ ràng phải là “kỳ đà cản đường” mới đúng. Trong “Kể chuyện các đời vua chúa nhà Nguyễn”, Trần Quỳnh Cư và Trần Việt Quỳnh có đưa ra một giả thuyết khác, theo đó câu “kỳ đà cản mũi” xuất hiện trong cuộc chiến giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn.

Truyện kể có lần Nguyễn Ánh định ra khơi, bỗng có con kì đà lội qua sông ngăn không cho thuyền rời bến, ông thấy vậy thì hoãn lại. Sau mới hay lúc đó quân Tây Sơn đã phục kích ngoài biển, nếu đi sẽ bị chặn bắt.

Nếu tích trên là đúng thì “mũi” trong “cản mũi” chính là mũi thuyền. Và “kỳ đà cản mũi” ban đầu có nghĩa tích cực chứ không phải như cách hiểu hiện nay.

Quái vật 21 khuôn mặt

Quái vật 21 khuôn mặt: Vụ án kì dị và khó hiểu nhất trong lịch sử tội phạm, hơn 30 năm vẫn gây ám ảnh cho nước Nhật - Ảnh 1.
"Quái vật 21 khuôn mặt" dẫn cảnh sát vào một cuộc điều tra chưa từng thấy và đã trở thành một trong những tội ác chưa được giải quyết khó...

Chúa Tiên với cuộc Nam tiến

Mùa đông năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, sự kiện này tạo tiền đề cho công cuộc mở đất phương nam thời chúa...

Tại sao lại gọi miền Nam Bộ Việt Nam là Cochinchine?

Thật ra, địa danh Cochinchine ban đầu được dùng để chỉ đất Bắc nghĩa là Đàng Ngoài, sau mới chỉ Đàng Trong và cuối cùng mới chỉ Nam Bộ Việt...

Du hành trên tuyến tàu xưa Gò Vấp-Sài Gòn

Thàng Cưng, lực lưỡng nhanh nhẹn so với số tuổi của nó, khoảng 9, 10 tuổi gì đó mà được lái xe…bò. Mấy thằng bạn đàng em của nó lúc...

Hồ Xuân Hương đi buôn (1807-1811)

Trong bài tựa Lưu Hương Ký, Tốn Phong viết: " Từ đó (sau lần đến thăm xuân 1807) có những lúc tôi phải vào Nam, ra Bắc, không thể cùng...

Công Chúa Suzy Vĩnh San, Trưởng Nữ Của Vua Duy Tân

Một ngày đầu thu, lá vàng bắt đầu rơi, dọc đường các rặng cây đổi màu từ xanh sang muôn sắc lả úa vàng cho đến đỏ thẫm, tiết trời...

Các nông cụ Việt Nam vang bóng một thời

Trong dân gian ai cũng biết : "Đời sống con người hay vật dụng hằng ngày cũng chỉ có một thời kỳ mà thôi". Bởi vì, sự vô thường phải đến để...

Nhớ lại chuyện coi xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi...

Nguyên nhân đời người luôn có những việc không như tính toán

“Nhân hữu thiên toán, Thiên tắc nhất toán” là câu nói được viết trong Tu Chân quán thuộc Ô trấn, thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tu Chân quán được xưng là...

Tía là gì?

Tía là gì? Tía là ai? Ở miền Tây Nam Bộ, người ta thường gọi là cha. Từ này, cũng như “cha”, “ba” hay “bố” đều là những từ Việt...

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Mồng tơi có phải là loại dây leo để nấu canh hay không?

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Vâng, mồng tơi ở đây đúng là một loại dây leo mà người ta dùng để nấu canh, tên khoa học là...

Hội làng và những sinh hoạt văn hóa của người Việt

Từ xưa đến nay,Việt Nam là một nước lấy nông nghiệp làm đầu, trong đó làng xã là những đơn vị cơ sở. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của...

Exit mobile version