Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của chữ Cu Li

Từ cu li có lẽ đã xuất hiện trên văn bản bằng tiếng Việt từ trước năm 1909

Chực đường có trẻ cu-li (coolie),
Kêu đâu sảng đó đem đi lẹ làng.
(Nguyễn Liên Phong, 1909)

Năm 1936 từ cu-li được đưa vào từ điển của Đào Duy Anh (1950:335), cùng nghĩa với phu và tương đương với coolie của tiếng Pháp.

Lịch sử của từ coolie trong tiếng Pháp có thể được tóm tắt như sau:

Tiền thân của từ coolie trong tiếng Pháp là colles/ coles (mượn từ tiếng Bồ Đào Nha, được dùng trong tiếng Pháp lần đầu năm 1638, chỉ người kuli, một tầng lớp thấp hèn ở vùng Goudjerate/Gujurati thuộc miền Tây Ấn Độ), colys (năm 1666), coulis (năm 1758).

Người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên dùng từ coles để ghi nhận nghĩa 1 là người kuli. (năm 1554). Đến năm 1581 thì từ coles của tiếng Bồ có nghĩa thứ hai là phu khuân vác. Người ta chưa rõ vì sao lại có sự chuyển nghĩa này.   Do ảnh hưởng quan trọng của Bồ Đào Nha ở châu Á thời đó, các dạng coles (năm 1548), kolis (năm 1584) của tiếng Anh với nghĩa 1 cũng chuyển thành coolie (năm 1638) với nghĩa 2. Có nhiều khả năng từ coolie của tiếng Anh được người Pháp mượn.

Từ coolie này (với nghĩa là phu) được sử dụng trong tiếng Pháp lần đầu vào năm 1857, trước khi người Pháp đánh Việt Nam không lâu. Trước đó, để chỉ nghĩa 2 (phu), người Pháp đã dùng koully (1699) và kuli trong tiếng crê-ôn ở đảo Maurice.   Từ đầu thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 rất nhiều người Trung Hoa được mộ đi phu ở nước ngoài: sang Mỹ đào vàng, sang Cuba trồng mía… Trong giai đoạn 1847-1862 có năm số phu mộ được lên đến 60 vạn người.

Từ coolie vì vậy trở nên rất quen thuộc với người Trung Hoa. Những người phu Trung Hoa đi “hợp tác quốc tế” thời đó được gọi là 苦 力 (pinyin: kǔlì, âm Hán Việt: khổ lực), tiếng Quảng ghi là 咕 喱 (âm Việt Bính là gu lei). Nói chung thì phát âm kiểu nào thì cũng na ná với coolie của tiếng Anh. Khi lên kế hoạch đánh Nam Kỳ, do nhu cầu đài tải vũ khí, lương thực, tản thương, đào đắp công sự…

Pháp phải mộ cu li Trung Hoa tháp tùng đạo quân viễn chinh. Trong trận đánh đồn Kì Hòa (đại đồn Chí Hòa) sáng 24 tháng 2 năm 1861, có 600 cu li người Trung Hoa đi trong đội hình tấn công. (Léopold Pallu de La Barrière, 1888)   Người Việt chắc chắn nghe được hai tiếng cu li từ sau trận giặc đó. Và cũng có điều chắc chắn là cả người Pháp và người Trung Hoa cùng góp phần phổ biến từ cu li ở Việt Nam.

Do đó rất khó có thể cho rằng cu li chỉ có một nguồn gốc duy nhất là tiếng Pháp.

Lịch sử kinh rạch ở Sài Gòn – Chợ Lớn và nỗi lo úng ngập

Sài Gòn ban đầu là tên gọi khu đất thuộc Quận 5 hiện nay.Năm 1778, quân Tây Sơn lấy cớ người Hoa trợ giúp cho Nguyễn Ánh nên đã tàn...

Hình ảnh quý giá về Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19

Trang Gallica.bnf.fr đã đăng tải những hình ảnh quý giá về Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 do nhiếp ảnh gia Heliog Dujardin thực...

Nhan sắc mộc mạc của các thiếu nữ xưa làm say đắm lòng người

Trong thời hiên đại, với sự trợ giúp của các công nghệ rất dễ để các bạn trẻ, các chị em yêu cái đẹp có được những bức ảnh lung...

Họa sĩ Bửu Chỉ từ những dấu tay lấm màu

Từ lâu lắm, đã hơn ba mươi năm, tôi còn giữ bức tranh nhỏ vẽ trên giấy do những dấu tay lấm màu cuả Bửu Chỉ để lại. Tôi thường...

“Ban Tuổi Xanh” và những bài hát thiếu nhi trước năm 1975

Nếu có một gia tộc nào đóng góp nhiều nhất cho nền tân nhạc Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến nhà họ Phạm của vợ chồng ông bà Phạm...

Từ Phổ Nghĩa và An Nghiệp ở Bắc Kỳ (1872-1874)

Từ Phổ Nghĩa (Còn có cách phiên âm khác là Đồ Phổ Nghĩa.) (Jean Dupuis) và An Nghiệp (Francis Garnier) thuộc chung về lịch sử nước Pháp và nước ta....

Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution), với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và...

Tuổi Sửu là tuổi con gì?

Trong 12 con giáp (Thập nhị chi) thì Sửu là con giáp đứng thứ hai, sau Tý trước Dần. Ở Việt Nam, người tuổi Sửu thường tự nhận là tuổi...

Bạn có biết ý nghĩa của những lá bài J – Q – K trong bộ bài Tây?

Trong bộ bài Tây, các quân "J, Q, K” bao gồm 12 quân bài tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Nếu như mỗi một loại chất có 13 quân...

Nhớ về thời bao cấp: Chuyện ăn cắp xăng dầu

Hầu như ai lớn lên trong thời bao cấp đều chứng kiến cảnh ăn trộm xăng dầu. Nhưng phần lớn những câu chuyện “chôm chỉa” xăng dầu thời đó rất...

Ba điều vui

Người quân tử có ba điều vui, tuy cho làm vua cả thiên hạ là sướng mà cũng không kể vào trong ba điều vui ấy được. Cha mẹ còn...

Hà Nội từng có 21 cửa ô

Người Hà Nội vốn chỉ quen với Ô Quan Chưởng, nhưng sử sách ghi xưa kia đô thị này từng có tới 21 cửa. Kiến trúc cửa ô phổ biến...

Exit mobile version