Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của từ “Chủ xị”

Từ này đặc biệt phổ biến trong phương ngữ miền nam, dùng để chỉ người chủ trì một cuộc họp, một bữa tiệc hay một chương trình nào đó. Dựa trên định nghĩa này ta có thể hiểu được chữ “chủ”, nhưng còn “xị” thì sao? Liệu điều này có liên quan gì đến “xị” trong “một xị rượu” hay không?

Câu trả lời là không. Bất ngờ hơn, từ “chủ xị” này có xuất phát từ một từ vô cùng quen thuộc khác là “chủ tịch”. “Chủ tịch”, Hán tự là 主席,phiên âm theo tiếng Bắc Kinh là zhǔ xí. Dân ta trong quá trình khẩn hoang và cộng cư với người Hoa đã Việt hoá “zhǔ xí” thành “chủ xị”.

Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì chủ (主) có nghĩa là người đứng đầu còn tịch (席) có nghĩa là cái chiếu. Như vậy “chủ tịch” ban đầu là người ở vị trí đầu trong chiếc chiếu. Văn hoá “trải chiếu họp bàn” vốn rất phổ biến thời xưa, nên mới có thành ngữ “ngồi chiếu trên” hay “ngồi chiếu dưới”.

Việc người miền Nam dùng “chủ xị” nhiều hơn miền Bắc và miền Trung cho thấy từ này hình thành trong giai đoạn khẩn hoang của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, khi người Việt và người Hoa cùng góp phần mở mang bờ cõi nơi này. Cũng nói thêm là “xị” trong “xị rượu” là lấy từ “xá xị”, khi ngày trước người ta dùng chai xá xị để đong dung tích.

Đúng ra một chai xá xị chỉ khoảng 220ml, nhưng do mua bán hơn thua mà dần người ta tính thành 250ml như hiện nay.

(Tham khảo bài viết của Cao Gia Vĩnh Xuân)

“Cổ xúy” hay “cổ súy”?

Có thể khẳng định ngay: từ chính xác phải là “cổ xúy”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giảng: “Cổ xúy: Hô hào và động viên....

Nấm mộ hoang lạnh của công tử Bạc Liêu

Trái ngược với sự nổi tiếng lúc sinh thời của Công tử Bạc Liêu, nơi an nghỉ của vị thiếu gia này không được nhiều người biết đến. Mộ Công...

Xã hội hoàng quyền xưa không cần có hiến pháp

Vì sao mãi đến tận cuối thế kỷ 18 thì bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại mới xuất hiện? Tại sao xã hội hoàng quyền phương...

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền...

Cuộc đời sóng gió của tiến sĩ Phan Thanh Giản

Phan Thanh Giản là tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ, nổi tiếng với giai thoại xin đi tù thay cha khiến hậu thế thán phục. Dù làm quan,...

Quy hoạch Sài Gòn trước 1975

“Đà phát-triển trong quá khứ, từ thành-phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế-hoạch phát-triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy,...

Nhạc sỹ Thông Đạt và khát vọng hòa bình để “Hoa cài mái tóc”

Nỗi nhớ hậu phương, nhớ người thương của chinh nhân đặc biệt là của người lính ở vùng chiến tuyến đã được nhiều tác phẩm đề cập. Những ca khúc...

Vua bột ngọt giàu nhất Sài Gòn lụi tàn chỉ vì “sắc”

Người Sài Gòn – chợ lớn ngày xưa thường gọi Trần Thành là “Tỷ phú của Tỷ Phú” với thương hiệu bột ngọt nức tiếng doanh nghiệp của ông vượt...

Thành Nam – Trọng trấn của cả nước ở Nam Định

Đến đầu thế kỷ 19, Sơn Nam Hạ vẫn là một trong những trọng trấn của cả nước. Năm 1822, trấn Sơn Nam Hạ đổi thành trấn Nam Định. Năm...

Đôi điều suy nghĩ về vương triều Nguyễn

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, toàn bộ những giá trị kinh tế - xã hội của miền Nam đều bị xóa bỏ và thay thế bởi những khái...

Lý giải Việt sử 4000 năm bằng khoa học

Tóm lược: Bài này đi từ các cứ liệu lịch sử cổ địa chất của vùng đồng bằng Bắc bộ, và suy luận với tư duy khoa học để loại...

Ký ức văn nghệ, Sài Gòn một thuở

Bốn mươi năm nhìn lại, ký ức về chuyến đi trình diễn cuối cùng của Đoàn Văn nghệ VNCH tại hải ngoại (Vientiane, tháng 10-1974) vẫn còn mãi sinh động...

Exit mobile version