Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc tên gọi “QUẢNG NGÃI”

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc miền Nam Trung Bộ, nơi sản sinh ra những người con chăm chỉ, cần lao, giỏi lằm ăn và chịu thương chịu khó. Điều đó cũng phần nào được phản ánh trong tên gọi của tỉnh này mà không phải ai cũng hiểu được.

Quảng Ngãi vốn thuộc phủ Tư Nghĩa, thừa tuyên Quảng Nam, được hình thành sau khi nhà Lê đánh chiếm thành công kinh đô Chà Bàn của vương quốc Chăm-pa. Năm 1602, phủ Tư Nghĩa đổi thành phủ Quảng Nghĩa, đọc trại đi là Quảng Ngãi. Năm 1776, phủ này được nhà Tây Sơn đổi thành Hoà Nghĩa, rồi năm 1803 lại được nhà Nguyễn đổi lại thành Quảng Nghĩa. Năm 1832, từ những vùng đất thuộc phủ này, tỉnh Quảng Ngãi chính thức được thành lập.

Tóm lại, tên gọi “Quảng Ngãi” là đọc trại từ “Quảng Nghĩa”, Hán tự là 廣義, trong đó Quảng (廣) là “rộng lớn” còn Nghĩa (義) là “nghĩa khí”, “sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lí”. Từ điển Nguyễn Quốc Hùng giảng Quảng Ngãi là ”Cái ý rộng, nói rộng cái ý ra”, nhưng theo chúng tôi thì nghĩa đúng trong trường hợp này phải là “nghĩa khí rộng lớn”.

Vậy vì sao từ Nghĩa lại thành Ngãi? Khả năng đầu tiên có thể nghĩ đến là do kiêng huý. Tuy nhiên tìm trong lịch sử ta không thấy nhân vật nào có tên Nghĩa ở giai đoạn này. Vì vậy, giả thuyết hợp lý nhất là do sự biến âm từ các phương ngữ Nam Trung Bộ. Chữ “Nghĩa” ở nhiều nơi đọc thành “Ngữa”, rồi “Ngỡ”, sau biến thành “Ngỡi”. Người dân đọc “Ngỡi” mà không biết phải viết như thế nào, cuối cùng kí âm ra “Ngãi”. Từ đó ta có danh từ Quảng Ngãi như ngày nay.

(Tham khảo từ điển Hán Nôm và bài viết của trang Ảnh Xưa)

Nguồn gốc lịch sử tên gọi Phù Tang của đất nước Nhật Bản

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta...

Những món canh ngon mang cả tâm tình mùa hè Bắc Bộ

Ẩm thực là một khía cạnh văn hóa vô cùng gần gũi và cũng là nhu cầu thiết yếu của đời người. Mỗi vùng miền đều có bao nhiêu cao...

Nhạc sỹ thiên tài Beethoven

Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn...

Nón Tây Hồ – Chiếc nón bài thơ

Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói...

Lì xì là gì? vì sao hay gọi tiền là hầu bao?

Hầu bao nghĩa là gì? Hầu bao là túi nhỏ đeo ở thắt lưng được gọi là hóngbāo trong tiếng Phổ thông Lì xì là một trong những tập tục...

Tục đưa, rước ông bà ngày tết ở Miền Nam

Đối với người Việt Nam, chữ hiếu được xem là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu, là thước đo phẩm chất của con người. Và một trong...

Con gái – Đàn bà – Phụ nữ

Từ CON GÁI và ĐÀN BÀ là từ Việt xưa chỉ các giai đoạn phát triển của Người Nữ; Con Gái là Người Nữ còn nhỏ, chưa trưởng thành và...

Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng – “Dã” hay “giã”?

Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã...

Lại bàn về {Nhạc Vàng}

Cách đây vài năm trong nước bỗng dậy lên cuộc tranh luận về 'nhạc sến' mà có thời còn được gọi là 'nhạc vàng', 'nhạc mùi', 'nhạc phản động' vv......

Cuộc sống bụi đời Sài Gòn

Từ những đêm ngày lang thang cùng người sống bụi đời ở Sài Gòn, PV Thanh Niên ghi lại những góc khuất, mảnh đời chìm nổi, sống lây lất… Mỗi...

Rạp chiếu bóng thùng, tuổi thơ của dân Sài Gòn xưa.

“Chủ rạp” chiếu bóng thùng là chú Hai Ngon, khoảng chừng 40 tuổi, gương mặt trông hiền lành nhưng cũng không giấu được hết nét hằn sâu của cuộc đời...

Vua Gia Long với việc đúc tiền, bạc

Xứ Bắc kỳ tiêu tiền nhà Lê, nhà Tây Sơn cho đến khi vua Gia Long đúc tiền, bạc mới (1803). Vua Gia Long đã đúc tiền vàng, bạc, tiền...

Exit mobile version