Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Cả vú lấp miệng em”

Nhiều bà mẹ, khi nghe trẻ khóc, không cần dỗ dành, vỗ về, nựng nịu gì cả mà lập tức dùng bầu vú sữa sẵn có trên mình để lấp miệng đứa bé. Nhờ được bú tí mẹ, đứa trẻ không còn khóc nữa. Mới hay là, với đứa bé, bầu vú của mẹ có thế mạnh và ứng nghiệm trông thấy. Cái hiện tượng bình thường mà chúng ta vẫn gặp, vẫn thấy hàng ngày được dân gian khai thác và khái quát thành câu cả vú lấp miệng em để chỉ hiện tượng dùng quyền lực, thế mạnh của mình để chèn ép, lấn át kẻ khác.

Cả vú lấp miệng em - Gõ Tiếng Việt

Về xuất xứ và ý nghĩa chung của thành ngữ cả vú lấp miệng em như thế là đã rõ. Tuy nhiên, ở thành ngữ này, chúng ta cần quan tâm đến một số điểm khá lý thú về mặt chữ và nghĩa. Vú ở đây là bầu sữa mẹ, được dùng để biểu trưng cho thế mạnh, cho sự lợi thế, trong khi đó em vừa là từ xưng gọi em bé, vừa là từ biểu trưng cho người cấp dưới, người yếu thế hơn. Miệng trong thành ngữ đang xét không chỉ là miệng ăn, miệng bú mà còn là miệng nói. Vì thế, miệng được biểu trưng cho lời nói, cho ý kiến, đề nghị, phê bình phản đối của người khác đối với người trên. Còn lấp là hành động che, bịt lại, không cho lộ ra, không cho phát ngôn, không cho nói. Ở trong thành ngữ này, riêng từ cả là ít giá trị biểu trưng nhất, nhưng lại hơi khó hiểu. Nhiều người đã hiểu cả trong cả vú lấp miệng em có chức năng chỉ gộp, chỉ tổng thể với nghĩa là “tất cả, toàn bộ”, như trong cả nhà, cả bản, cả con gà,… Nhưng cách hiểu này là không chính xác. Thực ra, cả trong thành ngữ này có ý nghĩa là “to, lớn”, như nghĩa của cả trong đũa cả, cả lưng rộng háng, cả hơi lớn tiếng,… Sự giao kết nghĩa của các yếu tố, nhất là nghĩa biểu trưng của chúng đã tạo thành câu cả vú lấp miệng em nhằm hàm chỉ một thói xấu của người đời là hay ỷ vào thế lực, sức mạnh để chèn ép, lấn át người kém mình về thế lực và địa vị trong cuộc sống.

Ký ức chợ trời Sài Gòn trước 1975

Chợ Trời Saigon trước 75
Chợ trời là khu chợ mở ngoài trời với tính chất tự phát, nơi mọi người đến để bán hoặc trao đổi hàng hóa. Chợ trời thường không có các...

Kỷ Niệm Với Song Ngọc – Hà Nội Ngày Tháng Cũ

Lưu bản nháp tự động
Bài viết Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ của tôi vào Hè 2018. Khi viết bài nầy, chúng tôi đã gọi điện thoại trò chuyện và email...

Tư Duy Trong Thơ Nguyễn Khuyến

Nguồn gốc tên Nguyễn Khuyến và chuyện đốt lá đọc sách
Hơn nửa thế kỷ vừa qua, trong chính sách văn hóa, chính quyền toàn trị đã thuyên chuyển Nguyễn Khuyến vào ngạch văn công yêu nước, thơ Nguyễn Khuyến trở...

Chú Chệc bán đậu phộng rang

Quần chằm khiếu, áo lang thang Trên đầu đội cái nón rách Đi khắp ngả quanh đường tách Làng trên xóm dưới rao vang: Tàu phọng rang! Thùng thiếc treo...

Ba người đi cùng tất có người là thầy của ta

Địa vị cao hay thấp của một người không được quyết định bởi tài phú, mà là do mức độ cao hay thấp của đạo đức và học vấn quyết định. Một người muốn...

Các công trình văn học quốc ngữ miền Nam

Trước hết là Báo Chí, khởi đầu là tờ Gia Ðịnh Báo ra ngày 15-4-1865, kế đó là Phan Yên Báo ra năm 1868, Nông Cổ Mín Ðàm 1901... Sau...

Tạ ơn tiếng hát khai tâm – Thái Thanh

Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời...

Bật mí những đế chế lớn mạnh nhất trong lịch sử

Trong suốt chiều dài lịch sử, một số đế chế lớn nhất có lãnh thổ trải dài trên nhiều châu lục. Nhờ sức mạnh quân sự vượt trội, những đế...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

Người xưa có câu: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, nên họ rất coi trọng việc nhìn người để kết giao. Vô luận là kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn...

Cái váy cai quần của các bà

Thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, được học bài Hai bà Trưng: Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên ... Hồng...

Lịch sử vương quốc Champa

Lịch sử vương quốc Champa, với tư cách là một tổng thể hầu như chưa có một nghiên cứu phê phán nào kể từ cuốn sách của Georges Maspéro xuất...

Thời kỳ nào nước Việt “đêm không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi”?

“Trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại“. Sách “Đại Việt Sử ký...

Exit mobile version