Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thầy lang và Lang băm

Vì sao thầy thuốc còn được gọi là “thầy lang”? Và vì sao những thầy thuốc dỏm, kém tay nghề lại bị gọi là “lang băm”? Hôm nay, chúng tôi xin được làm rõ về nội dung này.

Trước hết, về chữ “lang”, Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức có giảng: “Lang: Tiếng gọi người thầy thuốc do chữ Lang trung gọi tắt. Người Tàu thường gọi thầy thuốc là Lang trung”. Trang Purple culture cũng định nghĩa “lang trung” (郎中) như sau: “doctor (Chinese medicine), ancient official title; companions (respectful)”. Như vậy “lang trung” vốn là chức cận vệ xưa, sau được dùng để chỉ thầy thuốc, sang tiếng Việt được gọi tắt thành “lang”. Bản thân chữ “lang” (郎) này vốn là một cách gọi đẹp đẽ cho người nam nói chung và các quan nói riêng như tronh “lang quân”, “thị lang”…

Còn về từ “lang băm”, tác giả Lê Văn Đức có giải thích như sau: “Lang băm: thầy thuốc nghèo, thiếu dụng cụ nhà nghề, phải lấy dao phay(?) mà băm thuốc. (thông thường): … lang vườn, thầy thuốc dốt nghề, chỉ theo toa gia truyền mà trị bệnh”. Như vậy ban đầu từ này vốn dùng để chỉ những thầy thuốc thiếu dụng cụ, thay vì cắt thuốc bằng đồ chuyên dụng thì phải dùng dao lớn, dẫn đến hành động băm thuốc khá ồn ào, khôi hài. Về sau người ta mới dùng hình ảnh này để chỉ thầy thuốc dỏm, thiếu tay nghề (có thể vì liên tưởng rằng thiếu dụng cụ thì không thể trị giỏi).

Ngày nay, từ “thầy lang” ít được dùng hơn xưa nhưng “lang băm” thì vẫn còn phổ biến, thậm chí ngày càng lan rộng.

Chữ xuân trong “Truyện Kiều”

Truyện Kiều là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Nó đi vào trí nhớ tôi từ lời hát ru của bà và giọng ngâm Kiều của...

12 luật nhân quả trong cuộc đời

Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh...

Hình người khỏa thân ẩn trong sổ tay của Leonardo da Vinci

Hình vẽ bí ẩn được tìm thấy trong cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci, dấy lên những nghi ngờ về nguyên nhân bức vẽ bị xóa đi. International Business...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 23

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Chợ Trời Ở Sài Gòn Ngày Trước

Đồ hộp các loại tuôn ra chợ trời Sau năm 1954, ngoài Khu Dân Sinh bán buôn đủ loại mặt hàng thượng vàng hạ cám ở gần Cầu Muối, người...

Ngộ nhận về bốn chữ “anh hùng áo vải”

Trước nay, chúng ta rất thường nghe câu “Anh hùng áo vải”, và đặc biệt thường dùng khi viết về Lê Thái Tổ hoặc Nguyễn Huệ. Có một ngộ nhận...

Đời sống người Nam Kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu thêm vào một cái rương lớn có bánh xe để cất các xâu tiền, một vài rương nhỏ hơn đựng quần áo, những câu đối dài viết trên giấy...

Người Việt Nam chúng ta hiện nay có bao nhiêu họ?

Theo tài liệu của người Pháp -Pierre Gourou (1930) - thì ở Việt Nam có 202 dòng họ. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả - Khảo Luận...

Phụ nữ Việt trong tà áo dài xưa

Từ ngày xưa, chiếc áo dài được coi là một biểu trưng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của...

Họ Lý trong dòng lịch sử Việt Nam

Từ gương đồng họ Lý ở Giao châu Họ Lý được coi như một trong số ít dòng họ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Bằng chứng...

Nhà cổ Tấn Ký – ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An

Không chỉ giữ được kiến trúc nguyên bản sau 200 năm, nội thất của Nhà cổ Tấn Ký còn quy tụ những món đồ cổ rất giá trị, gốm các...

Mối thù của nhà Tây Sơn và vua Gia Long

Lời người viết: Mùa Vu lan năm Canh dần 2010, tự nhiên tôi nhận được nhiều email của thân hữu gởi đến – có ngày nhận hai ba cái –...

Exit mobile version