Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tứ tung nghĩa là gì?

Nói về “tứ tung”, từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Tứ tung: 1. Ở bất cứ chỗ nào, khắp mọi nơi. Nhà dột tứ tung… 2. Lộn xộn, bừa bãi, chỗ nào cũng thấy có, không theo một trật tự nào cả (thường nói về đồ đạc)”.

Nếu chỉ dừng lại ở định nghĩa trên thì hầu như mọi người đều sẽ hiểu “tứ tung” là một từ láy để chỉ sự vung vãi, tràn khắp. Chính vì thế mà người ta còn ghép nó với “lung tung” tạo thành “tứ lung tung” (!).

Thực chất, “tứ tung” là một từ gốc Hán, xuất phát từ câu “tứ tung ngũ hoành” (bốn đường dọc, năm đường ngang), vốn để chỉ một phương cách cầu an. Theo tác giả Hoàng Tuấn Công thì khi phải đi ra đường mà không chọn được ngày giờ cũng như hướng xuất phát, người ta sẽ đứng trang nghiêm trước cổng, tặc lưỡi ba mươi sáu lần rồi vạch lên không trung bốn đường dọc (tứ tung) cùng năm đường ngang (ngũ hoành); sau đó niệm chú cầu thần linh che chở và đi thẳng, không quay đầu lại. Dân gian tin vậy sẽ tránh được tai hoạ dọc đường.

Vậy tại sao từ “một phương cách cầu an”, “tứ tung” lại trở thành từ để chỉ sự lộn xộn? Đó có lẽ do “tứ tung ngũ hoành”, tức bốn đường dọc và năm đường ngang đan vào nhau như một tấm lưới đã tạo ra cảm giác bao phủ, rộng khắp, đâu cũng có, rồi từ đó hình thành nên sắc thái “bừa bộn khắp nơi”.

Cũng nói thêm, “tung” ở đây vốn viết bằng chữ Hán 縦, có nghĩa gốc là “dọc”, cũng đã xuất hiện trong nhiều từ khác như “trục tung”, “tung hoành”, “nổ tung”, “tung lên”, “tung bay”,.. và cả “lung tung”. Đặc biệt, “lung tung” vốn là từ Hán Việt viết bằng hai chữ 巃嵷, với nghĩa gốc là “thế núi cao hiểm trở”. Còn “hoành” vốn viết bằng chữ Hán 横, có nghĩa gốc là “ngang” cũng xuất hiện trong nhiều từ như “trục hoành”, “cơ hoành”, “hoành hành”,…

(Tham khảo bài viết của Thạc sĩ Phạm Tuấn Vũ và từ điển Hán Nôm)

Vì sao có tục mũ gai đai chuối và chống gậy?

Tục đội mũ rơm quấn thật to quanh đầu, thắt lưng bằng dây gai, dây chuối ngày nay đã lỗi thời, nhiều nơi đã bãi bỏ, còn tục chống gậy...

Trường thi Gia Định xưa ở giữa thành Gia Định

Ở Việt Nam, thời nhà Nguyễn, khoảng ba, bốn năm, triều đình tổ chức thi Hương, thi Hội và thi Đình, tuyển chọn nhân tài giúp nước. Trường thi Gia...

Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan?

Vì đã có những trường hợp bị choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự. Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú...

Tảo tần có nghĩa là gì?

Thực ra, câu thành ngữ chính xác phải là "buôn tảo bán tần" (Hoặc "buôn tần bán tảo").  Ca dao xưa có câu: "Cô Hai buôn tảo bán tần Cô...

Ảnh về Mỹ Tho những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ Tho là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của khu vực Nam Bộ. Cùng xem những hình...

Nghệ thuật trang trí của người Việt cổ

Nói đến thời kỳ Hùng Vương đã có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu, trong bài viết này xin đề cập đến...

Vì sao người ta nới “Trời đánh tránh bữa ăn”

Người ta vẫn thường nói “Trời đánh tránh bữa ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ câu nói “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Vậy nguồn gốc và hàm ý...

Mì tây, miến Tàu và bún ta

Lần ghé thăm Đà Nẵng, được anh bạn rủ đi ăn mì Quảng. Ăn đang ngon, tôi lỡ dại buột miệng: – Mì ăn với… bánh phở à? Tưởng là...

Thành ngữ “Ngựa Quen Đường Cũ”

Ngày nay người ta thường sử dụng câu: "ngựa quen đường cũ" để chỉ những người chứng nào tật nấy. Dù có hứa cải thiện cỡ nào cũng vẫn sa...

Canh Thân với Túi Ðàn

Biệt hiệu của ông cho người đời thấy ngay một con người chân thật. Nhạc sĩ Canh Thân mất đã lâu, từ trước 75, nhưng các ca khúc của ông,...

Thằng Bù Nhìn, Thằng Phỗng

Tôi đã có dịp nói chuyện phiếm với các bạn về "thằng Cuội,thằng Bờm và thằng Mõ".Lần này xin nói tiếp đến hai nhân vật "dở ông dở thằng" là...

Từ nguyên của HẺM & NGÕ

Nguồn gốc của hai từ “hẻm” và “ngõ” trong tiếng Việt? “Hẻm” và “ngõ” có thể được xem là một cặp đối lập về phương ngữ giữa tiếng Việt miền...

Exit mobile version