Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao nói ngoại tình là “cắm sừng”

Chúng ta thường gọi hành động ngoại tình là “cắm sừng”, và người bị ngoại tình được xem như “mọc sừng”. Vì đâu mà có cách nói này?

Thực tế, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều dùng “bị cắm sừng” để nói người có chồng hay vợ phản bội. Đa số ý kiến đều đồng thuận rằng cụm từ này bắt nguồn từ câu chuyện của hoàng đế Andromic I Comin xứ Vizantin, nắm quyền trong một thời gian ngắn từ năm 1183 – 1185. Chỉ trong 2 năm trị vì, Andromic đã cai trị dân chúng bằng những biện pháp tàn khốc, trả thù một cách man rợ những người chống đối cũ và rất có biệt tài chinh phục phụ nữ một cách dâm loạn. Nhà vua tống chồng các cô nhân tình vào ngục để dễ bề thỏa chí dục vọng, còn trước cửa nhà họ, cho đặt đầu hươu nai, hoặc thủ cấp động vật có sừng khác mà ông kiếm được trong những dịp đi săn như để đánh dấu “Ta đã ghé thăm nhà này”. Từ đó những người đàn ông có vợ ngoại tình được gọi là “bị mọc sừng”, sau cụm này dùng chung cho cả hai giới tính.

Chồng mù bị vợ 'cắm sừng', nuôi con người khác suốt 18 năm - 07-12-2015 |  Sức khỏe | Báo điện tử Tiền Phong

Một giả thuyết khác cho rằng cụm từ này bắt nguồn từ Phasipae, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Bà là vợ của vua Minos xứ Crete, nhưng đã ngoại tình với một con bò trắng và sinh ra Minotaur, một đứa trẻ có cặp sừng trên đầu. Chính cặp sừng mà đứa trẻ sở hữu là bằng chứng không thể chối cãi cho sự phản bội của bà, mà sau này trở thành biểu tượng cho những người không chung thuỷ.

Vào thời La Mã, cặp sừng còn được trao tặng cho những người lính thành công trên chiến trận nhưng lại thất bại với vợ mình (vì họ đi xa nên bị vợ phản bội). Nhưng sự kiện trên nhiều khả năng chỉ xuất hiện sau này chứ không phải khởi nguồn cho sự “mọc sừng”.

Cuối cùng, một cách lý giải đơn giản nhất, đó là vì sừng là bộ phận mà chính con vật có nó không thấy được, còn những con vật xung quanh đều thấy. Điều này giống như người bị ngoại tình thường không hiểu rõ tình trạng của mình, trong khi mọi người (trong xóm) đều biết.

Dù sao đi nữa thì những cụm từ “cắm sừng”, “bị mọc sừng” chắc chắn xuất phát từ phương Tây. Lối nói này bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Vô tình lúc bấy giờ, người Việt có cách ví von những người có trí tuệ kém với các loài vật có sừng như trâu, bò. Những người bị ngoại tình mà không hề hay biết cũng giống như vậy, nên lối nói “cắm sừng”, “bị cắm sừng” nhanh chóng được tiếp thu và lan truyền rộng rãi.

(Tham khảo bài viết của TH, diễn đàn Word Reference)

Nhập gia vấn húy là gì ?

Theo phép xã giao, trước khi đến thăm một gia đình cần tìm hiểu tên Huý của ông bà cha mẹ và bản thân tên người mình định đến thăm,...

Có một thời Việt Nam từng văn minh như Nhật

Tháng 9 năm 1987 tôi rời Hà Nội vô Sài gòn nhận công tác, chỗ tôi dừng chân tá túc đầu tiên là cổng Phi Long (khu vực Lăng Cha...

Tổng kho Long Bình – căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam

Với diện tích 24 km2 và “dân số” 60.000 người, tổng kho Long Bình có quy mô không khác gì một thành phố của Mỹ ngay cạnh Sài Gòn thời...

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Cuộc sống xa hoa bậc nhất thế giới ở Dubai

Dubai được nhắc đến như quốc gia tiêu tiền bậc nhất, khi mà sự xa hoa tại đây khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế...

Xóm Gà – Hoài niệm thương yêu

Vùng Sài Gòn -Gia Định có nhiều địa danh rất đơn giản, biều lộ tính mộc mạc, tả chân, có gì thì nói đó của dân Nam, rải rác khắp...

Nguyễn Cát Tường – Ông chủ hãng xe Lux ở Hà Nội

Nguyễn Cát Tường hay Le mur Cát Tường là cái tên nổi tiếng, gắn liền với những mẫu áo dài cách tân ở Hà Nội vào những năm 1930 của...

Hà Nội từng có 21 cửa ô

Người Hà Nội vốn chỉ quen với Ô Quan Chưởng, nhưng sử sách ghi xưa kia đô thị này từng có tới 21 cửa. Kiến trúc cửa ô phổ biến...

Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán...

Tế Công điên điên khùng khùng thực ra chính là Chân Phật hạ thế

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện ở rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có một bức tượng rất đặc biệt, đó là tượng “hoà thượng điên” Tế Công trong dáng...

Chùm ảnh: Khác biệt “nhìn tận mắt” về đám cưới xưa và nay

Nhìn lại có thể bạn sẽ giật mình vì sự khác biệt rất đỗi rõ nét ở đám cưới xưa và nay… “Thiệp hồng” Giai đoạn 1960 – 1970, người...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương (1838-1914)

Đại lộ sang trọng và sầm uất nhất Chợ Lớn được đặt tên là “Đại Lộ Tổng Đốc Phương”, có phải ông nầy là một người có công trạng đối với...

Exit mobile version