Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

4 quán bò né ai đến Sài Gòn cũng muốn đi ăn

Người Sài Gòn có nhiều “món tủ”, trong đó bò né là món mà ai sống ở Sài Gòn cũng một lần phải ăn thử. Ăn bò né ở đâu ngon? Quán nào bán bò né nổi tiếng? 

1. Bò né 3 ngon

Nhiều chi nhánh trên các đường lớn như: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, 3 tháng 2, Nguyễn Cư Trinh….Bò né ở những quán của 3 NGON đa số là bình dân, có quán như ở Đinh Tiên Hoàng là nằm hẳn ngoài vỉa hè, nhưng từ khi mở bán tầm xế chiều, đến khi dọn, không ngày nào ngớt khách. Một phần bò bao giờ cũng tặng kèm một ly nước ngọt, bánh mì, rau xà lách.

Né bò dọn ra vẫn còn nóng hổi, sôi lục bục, kiểu bò né Việt nên xịt thêm nước tương, chấm bánh mì ăn mới thật ngon. Giá phần ăn chỉ từ 25.000đ/phần, chất lượng thịt đầy đặn, gia vị đậm đà, giá cao hơn nếu bạn gọi thêm pate, xíu mại, xúc xích, trứng,….thế nên khó trách quán luôn đông khách.
v4gfsyg5

Địa chỉ: 

  • 18 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1
  • 36A Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh
  • 2 Trần Văn Danh, Quận Tân Bình

Mức giá trung bình: 90.000đ/2 người

 2. Bò né Lệ Hồng

Bò né Lệ Hồng đã nổi tiếng từ lâu ở Sài Gòn, tuy giá cao, phần ăn trung bình, nhưng vẫn hút khách nghẹt hẻm gửi xe.

 Bò né Lệ Hồng có nhiều kiểu để chọn, bò beefsteak hoặc bò lúc lắc, kèm trứng, pate,….đặc biệt ở Lệ Hồng thịt bò được ướp rất kĩ, thịt bò mềm, dù không cần nêm nước tương vẫn vừa ăn. Những ai đã quen ăn bò né trong nhiều năm, sẽ vẫn thích đến Lệ Hồng dù phần ăn bét nhất cũng 50.000đ/phần

Một phần bò dọn ra kèm thêm bánh mì giòn, rau trộn, có một ít hành tím ngâm chua và có thể gọi thêm khoai chiên nếu thích. Khoai tây chiên vẫn giữ kiểu khoai củ xắt ra chiên, có thể gọi bơ đường để chấm thêm.  xpdygdbd

Địa chỉ:

  • 489/27/29 Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận

Mức giá trung bình: 100.000đ/2 người

3. Bò Beefsteak Nam Sơn

Nam Sơn là nhà hàng bò beefsteak lớn ở khu quận 3 Sài Gòn. Nam Sơn từ quán nhỏ, nay đã lên nhà hàng lớn, chất lượng có phần thay đổi sau nhiều năm đổi chủ. Thế nhưng, nghĩ đến bò né, người Sài Gòn vẫn nghĩ đến Nam Sơn. Bò Nam Sơn phần ăn cũng không quá khác với các nhà hàng khác: cũng né bò nóng, bánh mì, rau trộn, khoai tây chiên,….điểm đặc biệt nằm ở gia vị ướp bò và thương hiệu Nam Sơn.

Phần ăn có giá từ 60.000đ, thực khách đánh giá cao Nam Sơn vì miếng bò luôn to, mềm, thơm mùi bò, cắt thịt vẫn tươm nhẹ nước tiết chất lượng.

Địa chỉ:

  • 200 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3
  • 157 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, Quận 3

Mức giá trung bình: 120.000đ/2 người

4. Beefsteak Hai Con Bò

Là một thương hiệu bò né mới xuất hiện ở Sài Gòn. Vậy nhưng, Hai Con Bò tối nào cũng đông nghịt khách. Đầu tiên nằm ở thiết kế quán đẹp, quán sạch sẽ. Điểm trừ của khá nhiều những quán bò né trong Sài Gòn chính là dơ vì dầu mỡ văng nhiều.

Đọc thêm :  Ghé Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1963

Hai Con Bò có menu thịt bò “hiện đại” hơn Nam Sơn hay Lệ Hồng. Nếu cân đo đong đếm miếng thịt, có thể ở Hai Con Bò sẽ không to như Nam Sơn hay Lệ Hồng, nhưng thịt bò cực mềm, có nhiều loại sốt để làm tăng hương vị món ăn. Phần ăn được trình bày tươm tất, bánh mì và khoai chiên để trong giấy gói,….chính sự chăm chút như vậy mà Hai Con Bò dễ dàng chiếm được lòng người Sài Gòn mê bò né xèo xèo. Giá phần ăn từ 65.000đ, giá sẽ cao hơn nếu gọi thêm món ăn kèm.

Địa chỉ:

  • 85 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
  • 496C Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3

Mức giá trung bình: 130.000đ/2 người

Theo depplus.vn

Bức thư tình của Trịnh Công Sơn khiến chúng ta nhận ra công nghệ đã lấy đi quá nhiều thứ trong cuộc sống…

Dao Ánh khi 16 tuổi, đang là nữ sinh cấp 3 trường Đồng Khánh (Huế) đã là nàng thơ của Trịnh Công Sơn. Mối tình kéo dài từ năm 1964...

Các công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng

Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ...

Cách nhìn người của cổ nhân

Hàng ngày chúng ta đều phải làm việc, giao tiếp, hợp tác với rất nhiều người có tính cách khác nhau, vậy mà đôi khi ta không có một chút...

Những con đường học trò của Sài Gòn ngày xưa

Trong muôn vàn nỗi nhớ rong rêu xưa cũ về Sài Gòn, có một miền nhớ thiết tha tôi dành cho những con đường Sài Gòn rợp bóng me xanh....

Cái “gia gia” chẳng là… cái gì cả!

Hai câu 5 và 6 trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan vẫn được các nhà nghiên cứu và các nhà biên soạn có uy tín ghi...

Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ?

Dẫu ra như thế rồi, thì muốn giải cái vấn đề: nên để hay nên bỏ chữ nho? cứ việc xem bên nước Đại Pháp đãi chữ La-tinh thế nào,...

Thói ghen ghét, đố kỵ của người Việt

Sự ghen ghét, đố kỵ hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Sự ghen ghét, đố kỵ thường không...

Bàn về nghệ thuật chửi của người Việt xưa

Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi “rỉa...

“Xã Tắc” trong “Giang Sơn Xã Tắc” mang hàm ý gì?

Trong Giang Sơn Xã Tắc thì Giang Sơn có nghĩa là sông núi, vậy còn Xã Tắc có nghĩa là gì? Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng...

Chí khí hai bà Trưng và cuộc nổi dậy của tinh thần Việt

Sử sách Việt Nam, dù mới dù cũ, đều dành phần trang trọng nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê,...

Bảy mươi lạng bạc và ba mạng người

70 lạng bạc được cho đi, người khác thấy vậy coi đó là một việc làm dại dột. Nhưng đến khi hỏa hoạn xảy đến thì chỉ với tấm lòng...

Những câu chuyện chưa kể về các bang của Ấn Độ

1. ANDHRA PRADESH Hyderabad là thủ phủ của bang Andhra Pradesh, thành phố này đã từng là kinh đô của vương quốc Nizam huyền thoại. Ngôn ngữ ở đây là...

Exit mobile version