Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bánh tráng trộn

Không biết từ khi nào mà Sài thành lại nổi tiếng với bao món ăn chơi dân dã, thơm ngon hấp dẫn mọi người, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Nếu khi xưa có một Sài Gòn lôi cuốn với các món bột chiên, há cảo, gỏi đu đủ (hay còn gọi là gỏi khô bò), bò bía, phá lấu… thì ngày nay lại có ngô nướng, khoai luộc, cá viên, bò viên chiên, bánh tráng nướng trứng chim cút, bánh tiêu, bánh bột lọc… và có một món giờ đây trở thành món ăn không chỉ lôi cuốn riêng đối với các cô cậu học trò mà còn chinh phục nhiều người sành ăn.

Nguồn gốc bánh tráng trộn

Món bánh tráng trộn ngày nay chúng ta hay ăn, được bày bán tấp nập bên ven đường, đông nhất là trước cổng các trường học, bệnh viện, các khu vui chơi, giải trí, các công viên… là một món ăn được chế biến một cách tình cờ, ngẫu nhiên của người dân Trảng Bàng, Tây Ninh.

Vì muốn tận dụng những mảnh bánh vụn, vỡ của những tấm bánh tráng khi phơi, khi cắt ra từ những lò bánh tráng nên người ta đã gom chúng lại trộn chung với một ít sa tế hay dầu, một ít hành phi cùng một chút muối tôm để ăn chơi khi nhàn rỗi. Và thật không ngờ món ăn tự chế này lại ngon và lạ miệng khiến chúng dần dà có mặt hầu hết ở mọi gia đình nơi đây. Tiếng lành đồn xa, món ăn “chân quê” ấy được nhiều người biết đến và bánh tráng trộn giờ đây hiện diện khắp các con đường, góc phố. Nhiều người hiện nay xem món ăn này như là một món ăn chơi không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày.

Qua thời gian, bánh tráng trộn được chế biến ngon hơn, đậm đà hương vị với nhiều nguyên liệu. Một hỗn hợp nhiều thành phần với bánh tráng và gia vị như rau răm, đậu phộng, khô bò, trứng cút, ruốc, sa tế, hành khô, xoài, quả tắc, muối tôm… khiến người không thể nào quên, nhớ hoài khi lần đầu thưởng thức với vị cay tê tê, chua chua, béo ngậy, bùi bùi nơi đầu lưỡi và thơm thơm vương vấn đâu đó trong họng.

Cách chế biến món ăn này đơn gian, không cầu kỳ phức tạp. Bánh tráng được dùng chủ yếu là bánh tráng gạo, loại bánh tráng này được phơi sương để tạo độ mềm hoặc ủ bằng nhiều cách cho đến khi dịu lại rồi cắt thành những sợi nhỏ bằng ngón tay. Có nơi, nhiều người làm mềm bánh bằng cách rưới thêm một chút nước.

Bánh tráng trộn không kén người ăn. Tùy theo yêu cầu của người mua mà người bán cho gia vị phù hợp. Nếu muốn ăn cay và chua thì cho nhiều sa tế, ớt, xoài, chanh hay quả tắc. Nếu muốn dậy mùi thơm của món ăn thì cho nhiều rau răm, sa tế hoặc muốn vị béo nhiều thì cho thêm trứng, đậu phộng… Sau khi cho tất cả nguyên liệu vào bánh, người bán trộn đều cho thấm gia vị rồi cho vào một chiếc túi nilông nhỏ kèm theo một đuôi đũa tre. Bánh trộn xong nên ăn ngay vì để lâu sẽ bị mềm, không còn ngon.

Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người, nhất là đối với giới sinh viên, học sinh. Bình thường mỗi phần bánh có giá từ 5000 – 7000 đồng, ngoài ra tùy theo yêu cầu của người mua mà người bán có thể tăng hay giảm lượng bánh. Trong giờ giải lao, nghỉ trưa hay tan học các cô cậu tú, các chị văn phòng… thường tự thưởng cho mình một bịch bánh tráng trộn rồi tụ năm tụ ba vừa ăn vừa xuýt xoa vừa nói chuyện.

Biến thể bánh tráng trộn

Từ dạng bánh tráng trộn ban đầy hiện nay loại món ăn này được chế biến với nhiều dạng khác nhau. Chúng ta thấy nhiều nhất ở các cửa hàng tạp hóa với loại bánh tráng treo lủng lẳng thành chùm được bỏ trong các bọc nilông trắng nhỏ với một ít muối tôm, một ít sa tế với giá từ 1000 – 2000 đồng. Khi ăn, người thưởng thức tự mình xé nhỏ, làm mềm bánh tráng rồi trộn đều với muối và sa tế.

Một dạng khác là bánh tráng trộn “mix”. Loại bánh tráng này được thêm vào một số loại hải sản chế biến sẵn như tôm, mực hoặc một số thực thẩm khác như thịt heo, giò, chả… Bánh tráng trộn “mix” có khoảng chục biến tấu khác nhau với những tên gọi khá thú vị như Mix Đà điểu, Mix Cubi… những món này ngày nay không còn xa lạ với dân sành ăn của thành phố. Nhìn món bánh tráng trộn ta không khỏi thèm thuồng muốn ăn chẳng khác gì với cái thèm của trái cóc, trái me, quả xoài, quả sấu…

Cùng với me dầm, xoài, cóc muối ngọt, ngô luộc, khoai nướng… bánh tráng trộn bao năm nay đã đi vào lòng mỗi người một cách nhẹ nhàng, đằm thắm. Đối với những ai ít nhất một lần ăn sẽ nhớ và mãi mãi không quên một món ăn dân dã mà khó quên này.

Chữ xuân trong “Truyện Kiều”

Truyện Kiều là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Nó đi vào trí nhớ tôi từ lời hát ru của bà và giọng ngâm Kiều của...

Nha trang – thời tôi mới lớn

Nha Trang lúc nào cũng đẹp, nhưng với tôi Nha Trang đẹp nhất ở vào cái thời tôi mới lớn. Dường như lúc ấy biển xanh hơn, bầu trời trong...

Những chiến thuyền khuấy đảo châu Âu thời Trung Đại

Khi nhắc tới chiến trận châu Âu Trung Cổ, chúng ta thường nghĩ ngay tới những trận đánh trên bộ với những hiệp sĩ mặc áo giáp sáng lòa trên...

Đi tìm chân dung Vua Quang Trung

1. HÌNH ẢNH VUA QUANG TRUNG THEO SỬ CŨ Cho đến gần đây, khuôn mặt vua Quang Trung vẫn còn là một câu hỏi. Tuy chính sử và ngoại sử cũng...

Chuyện về việc vua Lê Đại Hành dùng thú dữ uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều

Không chỉ “phô” sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt, Vua Lê Đại Hành còn có tuyệt chiêu dùng thú dữ uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều thật độc đáo....

Xuất xứ tên gọi pê-đê (lại cái)

Tại sao lại gọi những người bán nam bán nữ (lại cái) là “pê-đê”? Cái tên pê-đê dùng để chỉ những người bán nam bán nữ là kết quả của...

Cần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Nam Bộ

Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức...

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ,...

Chợ Phan Thiết xưa qua những ảnh màu rực rỡ

Có lịch sử hình hành vào năm 1697, chợ Phan Thiết là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời của mảnh đất Bình Thuận....

Chương trình Đố vui để học xưa

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê, đến giờ,...

Chiêm nghiệm triết lý cuộc sống qua vẻ đẹp ngôn từ của người Nhật

Tiếng Nhật được xếp vào danh sách những ngôn ngữ khó lĩnh hội nhất trên thế giới, có lẽ là bởi các giá trị sống, giá trị thẩm mỹ và...

Exit mobile version