Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xe chè Tàu lâu đời nhất ở Sài Gòn

Lặng lẽ giữa khu trung tâm sầm uất, xe chè Lâm Vinh Mậu của hai anh em người Hoa luôn sáng đèn mỗi đêm suốt gần 60 năm qua.


Xe chè nằm trên con đường Nguyễn Thái Bình (quận 1) không lúc nào vắng xe cộ. Theo lời chú Hưng, người chủ hiện tại thì nơi này mở cửa buôn bán từ năm 1958, do chú của chú Hưng, là ông Lâm Vinh Mậu đứng bán. Hai anh em chú Hưng tiếp quản xe chè từ khi người chú sang nước ngoài định cư, đến nay ngót nghét cũng hơn 20 năm.


Khi thành phố lên đèn cũng là lúc xe chè mở cửa, từ khoảng 7 giờ tối đến nửa đêm. “Đêm nào hết chè sớm thì nghỉ sớm”, chú Hưng nói.


Khách đến quán hầu hết là khách quen, cũng có người qua đường thấy lạ ghé vào, ăn thấy ngon rồi quay trở lại. Thực khách sẽ ngồi ăn chè trên chiếc xe gia truyền của quán, cảm nhận sự trân trọng mà người chủ dành cho chiếc xe gia truyền này qua sự dứt khoát, đều đặn và tỉ mỉ trong từng thao tác.


Xe chè bán đủ các loại từ quen thuộc như đậu xanh, rong biển, hạt sen, củ năng cho đến các món chè xứ Tàu đặc trưng như chè hột gà ngâm trà, và nổi tiếng nhất không thể bỏ qua món hạnh nhân. Người chủ vừa xắt hạt hạnh nhân vừa tự hào chia sẻ. “đây là món “đặc sản” của quán, hương vị không thể tìm ở đâu khác”.


Giá trung bình cho một ly chè ở quán khoảng 20.000 đồng, tùy mỗi loại. Ly chè thập cẩm có giá 35.000 đồng. Điểm trừ của quán có lẽ là nằm bên đường, khi ăn thực khách phải trông xe cẩn thận.

Quán lúc vắng lúc đông, mỗi vị khách đi vào dù quen dù lạ cũng được người chủ tận tình bắt chuyện và hỏi han bởi chất giọng hào sảng của mình.
Có lẽ ít ai biết được có một xe chè dung dị nằm lọt thỏm giữa thành phố suốt mấy mươi năm qua, còn kéo khách quay lại mãi vì những câu chuyện thú vị từ người chủ gốc Hoa.

Theo vnexpress

Thế nào là “Xui nguyên giục bị” ?

“Xui nguyên giục bị” có nghĩa là để chỉ hành vi xúi bẩy người này, kích động người kia, làm cho hai bên vốn đã mâu thuẫn lại càng mâu...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Huế xưa

Cùng nhìn ngắm một số hình ảnh yên bình của xứ Huế năm xưa Nhà sách Phú Xuân thời xưa – Ảnh : Nhan’s Blog Khách sạn Morin nhìn từ...

Kiểm tra mù màu Ishihara

Kiểm tra mù màu Ishihara Sau đây là một bài test mù màu đơn giản Ishihara. Rất đơn giản các bạn chỉ cần nhận ra số bên trong mỗi hình tròn....

Kiến trúc tòa nhà Hỏa xa hơn 100 tuổi

Tòa nhà Hỏa xa mang kiến trúc Pháp với hai lầu mái ngói đỏ, là công trình có giá trị lịch sử của thành phố và ngành đường sắt. Trụ...

Ngược dòng Gò Công hứng đầy sản vật!

Kể cả ngày vẫn chưa hết bao đặc sản đất Gò và cảm giác ấm áp từ những nụ cười hiếu khách! Thật ra, của ngon vật lạ xứ “Khổng...

Vì sao bố là người dắt tay con gái lên lễ đường

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao bố vợ lại là người dắt tay cô dâu ra lễ đường trước khi trao cô ấy vào tay chú rể không?...

Lại bàn về khái niệm “Hội Quán”, “Miếu”, “Chùa” của cộng đồng người Hoa

(1) Người Hoa là một trong những tộc người hiện diện và sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam. Ở Sài Gòn nói riêng, cộng đồng người Hoa...

Bán cái giếng, Không bán nước

Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông...

Truyện chưởng trên báo Sài Gòn xưa

Nói đến báo chí Sài Gòn trước năm 1975, không thể bỏ qua tiểu thuyết kiếm hiệp, còn gọi truyện chưởng. Thể loại này từng làm mưa làm gió trên...

Thành Cát Tư Hãn và đế chế Mông Cổ

Theo dòng thời gian – Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), thống nhất các bộ lạc Mông Cổ lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm...

Hồi ức một thời về Vũng Tàu – Cap Saint Jacques

Vũng Tàu – Cap Saint Jacques, nơi từng là biên giới xứ Chân Lạp, được các chúa Nguyễn lấy về trong quá trình mở mang bờ cõi, rồi phát triển...

Exit mobile version