Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long

Chùa Vĩnh Tràng mang một lối kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt.

Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) từ lâu nay vẫn được coi là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, nổi tếng bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long .

Chùa có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 19, được tu bổ qua nhiều thời kỳ và mang một lối kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt.

Về tổng thể, chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m. Vật liệu xây chùa là xi măng và gỗ quý.

Chính điện của chùa được bài trí trang nghiêm, mang phong cách kết hợp Hoa – Việt với các chùm đèn pha lê kiểu châu Âu.

Nhà thờ Tổ có phong cách tương tự, là nơi lưu giữ nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu.

Mỗi gian chùa gây ấn tượng mạnh với màu vàng óng được thếp trên các tác phẩm điêu khắc. Đáng chú ý hơn cả là những đôi cột rồng làm bằng gỗ quý, tạo tác theo kiểu “thượng thu hạ cách”.

Chùa Vĩnh Tràng có trên 60 tượng Phật, La hán đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh với niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là những bức tượng cổ quý giá của Phật giáo Việt Nam.

Giữa chính điện và nhà thờ Tổ là một khoảng sân có hòn non bộ ở giữa,tạo cảm giác thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên.

Từ khu vực này có thể cảm nhận rõ rệt lối kiến trúc La Mã với những hàng đá hoa màu sắc rực rỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.

Trước chùa có hai cổng tam quan xây theo kiểu cổ lầu rất tinh xảo.

Bề mặt cổng được cẩn đồ sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy, phượng. Câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắc óng ánh trông rất đẹp.

Với các giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Tràng là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi ghé thăm TP Mỹ Tho.

Đi Tìm Ý Nghĩa Tích Cực Của Chữ “Hòa” 和 Trong Tôn Giáo

Trong sinh hoạt tư tưởng, người Ki-Tô giáo thường hay nhắc tới câu nói sau đây của một ngôn sứ trong Cựu Ước có lẽ là câu nói được truyền...

Bộ ảnh miền Trung những năm 70

Những bức ảnh cho ta thấy một miền Trung với những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân trên dải đất đầy nắng và gió. Miền Trung thường được...

Lễ Giáng Sinh

Lời nói đầu: Bài viết được viết ra bởi một người không phải là tín hữu đạo Christ (Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Quốc Giáo, Coptic). Nếu...

Mặc Thế Nhân và sự ra đời của ca khúc “Trả Tôi Về”

Phải nói tôi là một trường hợp khá may mắn khi được gặp gỡ quen biết với nhạc sĩ Mặc Thế Nhân từ rất sớm. Thuở đầu thập niên 2010,...

Ba điều vui

Người quân tử có ba điều vui, tuy cho làm vua cả thiên hạ là sướng mà cũng không kể vào trong ba điều vui ấy được. Cha mẹ còn...

Ophelia cứ một hai – Có hương thảo có nhớ thương

Tất cả bắt đầu bằng món gà ướp lá hương thảo nướng ở cái quán nhỏ trong một con hẻm bên kia cầu Lê Văn Sỹ. Không gian này đã...

Vua Hùng của người Việt có phải vua nước Sở không?

Trong tâm thức của người Việt, thì các vua Hùng luôn là những vị Tổ của dân tộc Việt, là nguồn cội, là những vị vua dựng nên quốc gia...

Chuyện lựu đạn nổ trên sân khấu Kim Thoa năm 1955

Ngày 19 tháng 12 năm 1955, đoàn hát Kim Thoa khai trương bảng hiệu mới với tuồng hát Lấp Sông Gianh của soạn giả Kinh Luân tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo...

Bàn thêm về  những điều trần của Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ (NTT) (1830 ? - 1871) là một trong những nhân vật của lịch sử cận đại. Kể từ sau tháng 11-1925 là năm đầu tiên Tạp chí...

Nghĩa của thành ngữ “Đầu Ngô mình Sở”

Tại sao người ta hay nói “đầu Ngô mình Sở” mà không nói “đầu Yên mình Triệu” hoặc không dùng nước nào khác? Sở dĩ nói đầu Ngô mình Sở...

Thế nào là “Xui nguyên giục bị” ?

“Xui nguyên giục bị” có nghĩa là để chỉ hành vi xúi bẩy người này, kích động người kia, làm cho hai bên vốn đã mâu thuẫn lại càng mâu...

Đôi nét về nghệ thuật tranh lụa Trung Hoa

Trước khi phát minh ra giấy vào vào thời Đông Hán (thế kỷ 1), hội họa Trung Hoa được thực hiện trên lụa là chủ yếu. Lụa được căng ra...

Exit mobile version